Icon Collap
...
Trang chủ / 3 cách giúp tư duy tích cực khi tiếp cận vấn đề

3 cách giúp tư duy tích cực khi tiếp cận vấn đề

Tư duy tích cực là nhân tố hàng đầu để thành công trong cuộc sống. Nếu bạn thông minh hoặc quan hệ xã hội tốt mà thiếu tư duy tích cực, hành trình đến vinh quang sẽ rất gồ ghề. Xin đừng nhầm tưởng giữa tư duy tích cực với mơ mộng. Mơ mộng là áp đặt, tư duy tích cực là khách quan.

Mỗi khi đối mặt với những tình huống gây stress, bạn sẽ đưa ra hai phương án tiếp cận: Hoặc đứng lên đối mặt hoặc quay lưng bỏ chạy. Dù bạn chọn phương án nào thì đó cũng đều bắt nguồn từ những trải nghiệm trong quá khứ. Cách tư duy tiêu cực này được gọi là “căn bệnh bi quan”. Nếu tại một hội nghị kinh doanh mà bạn thuyết trình kém, chắc chắn bạn sẽ có xu hướng hoảng loạn khi tiếp cận vấn đề và gặp phải những tình huống tương tự trong tương lai. Cùng tìm hiểu bài viết sau để có 3 cách tiếp cận vấn đề giúp bạn tư duy tích cực hơn nhé!
1. Khách quan và Chủ quan
Đây là cách bạn giải thích nguyên nhân của vấn đề, cũng là cách để bạn quy trách nhiệm cho ai. Nhìn nhận sự kiện theo hướng chủ quan tức là bạn xem mình là nguyên nhân, không phải yếu tố khách quan. Ví dụ: “Tôi thuyết trình dở lắm” và đối nghịch lại là “Giải thích đề tài này là cả một thách thức”.
2/ Hằng và Biến
Đây là cách bạn giải thích khung thời gian của vấn đề, liệu vấn đề đó luôn luôn xảy ra hay chỉ thoáng qua. Ví dụ: “Tôi hay quên tên người khác, bẩm sinh trí nhớ tôi đã kém rồi” (Hằng), đối nghịch là “Tối qua tôi không ngủ đủ giấc, cho nên sáng nay trí nhớ tôi không được tốt lắm” (Biến).
 
3/ Toàn thể và Cá thể
Đây là cách bạn giải thích ngữ cảnh của vấn đề, liệu vấn đề đó xảy ra mọi nơi hay chỉ xảy ra ở một nơi đặc biệt. Ví dụ: “Tôi không thích tiếp xúc với người khác tại các hội thảo” (Toàn thể), đối nghịch là “Tôi không thích tiếp xúc với mấy người trong buổi hội thảo vừa qua” (Cá thể).
Đâu là cách tư duy tích cực hơn
Những cách tiếp cận vấn đề có thể chia thành hai nhóm chung: Nhóm lạc quan và nhóm bi quan. Một người đáp trả các thách thức dưới góc nhìn bi quan là người tin rằng bẩm sinh họ đã dốt nát, rằng họ không bao giờ tiến bộ được, và sẽ chẳng làm gì nên thân. Đây là kiểu người bỏ chạy.
Nhìn nhận nguyên nhân, khung thời gian và ngữ cảnh của vấn đề dưới góc nhìn lạc quan thường là những người kiên cường, cho rằng khó khăn chỉ là nhất thời và thay đổi là bất biến. Họ có khả năng thành công trên mọi lĩnh vực, mặc cho những thất bại trong quá khứ. Đây là kiểu người phản kháng.
Những kĩ thuật phân tích này nghe có vẻ như bạn đang biện hộ hay mơ tưởng. Nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng lối tư duy tích cực sẽ tạo ra kết quả đáng kể. Để tư duy tích cực, bạn nên thay đổi từ góc nhìn bi quan sang góc nhìn lạc quan, dựa trên ba yếu tố chính: nguyên nhân (khách quan vs chủ quan), khung thời gian (hằng vs biến), ngữ cảnh (toàn thể vs cá thể).
Sưu tầm
Bình luận