Icon Collap
...
Trang chủ / Tôi đã tìm thấy niềm tin vào Thiên Chúa

Tôi đã tìm thấy niềm tin vào Thiên Chúa

Niềm tin vào Thiên Chúa – Con sinh ra và lớn lên trong một gia đình không theo đạo nào cả, do đó từ bé trong môi trường giáo dục của gia đình, con chỉ nhìn thấy đạo lý thờ phụng tổ tiên ông bà của ông bà nội ngoại, cậu cô chú bác và cha mẹ con. Con được dạy cần phải nhớ và thờ phụng tổ tiên để giữ chữ hiếu và để báo đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành để sống tốt hơn trong cuộc sống hàng ngày. Với niềm tin đó, con đã hình thành một niềm tin về cuộc sống hôm nay và cuộc sống mai sau, ở đó có tổ tiên ông bà, có cuộc sống vong linh những người đã khuất.

Lớn lên, bắt đầu các bậc học, con được đào tạo từ bé cho đến cấp đại học hôm nay về quan điểm triết học duy vật biện chứng, với những bài học về thế giới quan nhìn nhận là vật chất quyết định ý thức, là chủ nghĩa Mác-Lê Nin, với những học thuyết vô thần: Tư tưởng vô thần được ghi nhận bởi nhiều triết thuyết khác rộng hơn, chẳng hạn như chủ nghĩa hiện sinh, thuyết khách quan, chủ nghĩa nhân văn thế tục, thuyết hư vô, chủ nghĩa chứng thực logic, chủ nghĩa Marx, thuyết nam nữ bình quyền và các phong trào khoa học và duy lý nói chung. Chủ nghĩa chứng thực logic và thuyết khoa học vạn năng đã mở đường cho chủ nghĩa chứng thực mới, triết học phân tích, thuyết cấu trúcchủ nghĩa tự nhiên. Chủ nghĩa chứng thực mới và triết học phân tích đã loại bỏ thuyết siêu hình và chủ nghĩa duy lý cổ điển để hướng về chủ nghĩa kinh nghiệm chặt chẽ và thuyết duy danh nhận thức luận. Những người nổi bật như Bertrand Russell phủ nhận mạnh mẽ đức tin vào Chúa Trời. Trong tác phẩm thời kỳ đầu của mình, Ludwig Wittgenstein đã cố gắng tách riêng ngôn ngữ siêu hình và siêu nhiên ra khỏi nghị luận duy lý. A. J. Ayer dùng lập trường gắn bó với khoa học thực nghiệm để khẳng định tính bất khả kiểm chứng và vô nghĩa của các phát biểu tôn giáo. Trong mối liên quan đó, thuyết cấu trúc ứng dụng của Lévi-Strauss dẫn nguồn gốc của ngôn ngữ tôn giáo về tiềm thức của con người khi phủ nhận ý nghĩa siêu việt của ngôn ngữ đó. J. N. FindlayJ. J. C. Smart lập luận rằng sự tồn tại của Chúa Trời về logic là không cần thiết. Các nhà tự nhiên học và nhất nguyên duy vật như John Dewey coi thế giới tự nhiên là cơ sở của mọi thứ, họ phủ nhận sự tồn tại của Chúa Trời hay sự bất tử. Thế kỷ 20 còn chứng kiến sự lớn mạnh về chính trị của chủ nghĩa vô thần, được khích lệ bởi diễn giải về các tác phẩm của MarxEngels. Sau Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917, tự do tôn giáo cho các tôn giáo nhỏ đã tồn tại được vài năm, trước khi các chính sách của Stalin chuyển sang hướng kiềm chế tôn giáo. Liên Xô và các quốc gia cộng sản khác chủ động truyền bá chủ nghĩa vô thần và phản đối tôn giáo, thường bằng các biện pháp bạo lực.

Do đó, trong ý thức về quan điểm con được trang bị trong môi trường giáo dục là quan điểm về thế giới là khoa học, là không có thần linh ngự trị.

Tuy nhiên, từ năm lớp 8, con có một người bản thân, bạn ấy sinh ra trong một gia đình có đạo gốc ở giáo xứ Kỳ Châu, Kỳ Anh. Chúng con học với nhau rất thân, trường học lại gần nhà con nên bạn ấy hay lên nhà ở lại để cùng học, từ đó hai gia đình rất thân thiết với nhau. Con cũng hay về nhà bạn ấy chơi, con thấy trong nhà bạn ấy thờ Thiên Chúa, thờ Đức Mẹ và các Thánh, con đã rất tò mò, quan sát, để ý và tìm hiểu những điều cơ bản về Đạo Công Giáo. Hình ảnh về Đạo Công giáo là hình ảnh tượng Đức Mẹ có vầng hào quang trên đầu với một khuôn mặt rất nhân từ, bao dung, hiền dịu. Đó là hình ảnh ấn tượng và rất đẹp của con về đạo Thiên Chúa.

Lớn lên, con có ấn tượng rất đep về một bạn nữ. Con bắt đầu tìm hiểu và biết bạn là người theo đạo Thiên Chúa. Với những ấn tượng tốt đẹp của con về đạo Thiên Chúa, con không thấy bất kỳ một rào cản nào trong mối quan hệ với bạn. Con đến gia đình bạn ấy chơi và thực sự quý trọng cả gia đình, đặc biệt là bố của bạn ấy. Ông là một người rất ngoan đạo, sống rất đường hoàng, và là một người rất rõ ràng nghiêm khắc nhưng cũng rất hiền hậu nhân từ. Sau thời gian tìm hiểu, con và bạn con đã thực sự yêu thương nhau và thực sự muốn được nên vợ nên chồng với  nhau. Trên cơ sở đó, bọn con đã xin để tham dự lớp giáo lý dự tòng và giáo lý hôn nhân.

Khi tham gia lớp học với Cha, con đã vỡ ra rất nhiều điều về vấn đề nhận thức khoa học, về phương pháp tư duy qua các thông tin khoa học mà cha đã cung cấp. Những bài học đầu tiên mang tính gợi mở, cha hoàn toàn không áp đặt niềm tin, không áp đặt tư duy và là những dẫn chứng, những cách phân tích, cách đặt vấn đề hoàn toàn khoa học, logic đã dẫn dắt cho con một cách nhìn theo đúng bản chất của vấn đề. Trên cơ sở gợi mở đó của Cha, con đã tìm hiểu về Đạo Thiên Chúa.

Con tìm hiểu về Thiên Chúa một cách nghiêm túc, lắng nghe và chiêm nghiệm. Những kiến thức con được học, như về học thuyết Darwin nói sự sống bắt nguồn từ một cái hồ và ở đó có nhiệt độ, có khí acmoniac và hơi nước. Nhưng các hồ đó ở đâu thì con người không biết được. Những bằng chứng về học thuyết Darwin hiện nay đã chứng minh học thuyết Darwin được giảng dạy trong ghế nhà trường hoàn toàn bị cắt xén, không nói hết các vấn đề mà học thuyết Darwin cũng đang không thể lý giải được. Những bí ẩn mà khoa học hiện nay chưa thể lý giải được, vật lý khám phá ra lực vạn vật hấp dẫn như thế nào nhưng tại sao lại có điều ấy thì lại không lý giải được. Cấu tạo hoàn hảo của cơ thể con người với những bí ẩn sự vận hành mà hiện nay các ngành khoa học đều không thể lý giải được như chúng ta mỗi ngày trái tim chúng ta luôn đập cả trong khi ngủ, tại sao bàn tay có 5 ngón tay, bàn chân có 5 ngón, tại sao chúng ta lại có hai con mắt, 01 cái miệng, 01 cái đầu..? Và các trang thiết bị chúng ta đang dùng chỉ là sự mô phỏng lại sự kỳ vĩ đó của thiên nhiên. Như máy bay, tàu ngầm…Đứng trước sự kỳ vĩ của thiên nhiên đó con đặt ra câu hỏi tất cả những điều đó từ đâu đến và tại sao lại có những điều đó? Theo những người vô thần thì thế giới bắt đầu từ một hạt vật chất sau quá trình vận động hàng tỉ triệu năm hình thành nên thế giới hiện tại, và con người cũng là sản phẩm của sự tiến hóa đó.

Còn đối với những người Kito hữu, thế giới được Thiên Chúa tạo dựng và con người là một hình ảnh giống với Chúa, được chúa ban cho những điều Chúa tạo thành. Như vậy hai tư tưởng này trái ngược nhau. Một bên là quá trình của sự phát triển từ 1 điểm, quá trình tự biến đổi và hình thành nên sự vật hiện tượng, cuộc sống hôm nay. Còn một bên là được Thiên Chúa ban tặng và tạo dựng nên cuộc sống hôm nay.

Con  phải lựa chọn lòng tin cho chính mình: một bên vào sự phát triển từ những thứ đơn giản nhất đến thế giới hôm nay hoặc là tin vào Chúa là người tạo ra thế giới.

Con đã nhận thức rằng, để có một niềm tin, đặc biệt là một niềm tin về một vấn đề hoàn toàn mới mẻ không dễ. Để có được niềm tin theo con cần có các yếu tố sau:

  • Thứ nhất: Trên cơ sở những sự kiện có thật xẩy ra, con người có thể biết được những sự kiện ấy, đây là cơ sở đầu tiên để có niềm tin.
  • Thứ hai: Trên cơ sở những chứng tích lịch sử, ghi chép lịch sử, tài liệu lịch sử để con người có thể có niềm tin.
  • Thứ ba: Những chứng cứ do chính con người, sự kiện đó để lại tạo cơ sở cho niềm tin.
  • Thứ tư: Tầm ảnh hưởng, uy tín, sự tác động của con người điển hình, sự kiện điển hình, có giá trị bao phủ được nhiều người thừa nhận tạo cơ sở cho niềm tin đối với người khác.
  • Thứ năm: Sự xác tín của những nhân chứng có uy tín, có sự tôn trọng khách quan, cũng như sự cam kết bảo vệ sự thật mà những nhân chứng ấy sẵn sàng tuyên thệ, sẵn sàng chết để chứng minh cho sự thật ấy là cơ sở quan trọng để tạo  niềm tin.
  • Thứ sáu: Những con người, sự kiện ấy tạo được niềm tin, sự khẳng định của những người thừa kế, của những người hậu duệ có uy tín, có sự ảnh hưởng rộng lớn cũng là cơ sở để tạo niềm tin.
  • Thứ bảy: Những con người, sự kiện ấy tạo được niềm tin nơi cộng đồng, người thân ruột thịt của mình, người có được niềm tin của bản thân mình cũng là cơ sở để tạo niềm tin.
  • Thứ tám: Những con người, sự kiện tạo được niềm tin nơi số đông nhiều người cũng là cơ sở để tạo niềm tin cho người khác.
  • Thứ chín: con người, sự kiện để lại những chứng cứ có sự tin cậy, loogic, chặt chẽ cũng là cơ sở để tạo niềm tin.
  • Thứ mười: sự công khai minh bạch, trung thực của thông tin về sự kiện, con người cũng là cơ sở để tạo niềm tin.
  • Thứ mười một: sự kiểm chứng các thông tin, sự phản biện cũng là cơ sở để tạo niềm tin.
  • Thứ mười hai: sự khách quan, không vụ lợi khi đưa các thông tin cũng là cơ sở để tạo niềm tin.

Con đã tìm hiểu về Thiên Chúa với một loạt các cơ sở của niềm tin được đặt ra để tìm hiểu về Thiên Chúa như vậy.

Cha linh Hướng đã gợi mở cho con về cách đặt vấn đề: chúng ta hỏi bố mẹ, ông bà là: Cố nội chúng ta như thế nào? Và làm sao chúng ta đón nhận những điều đó. Tại sao chúng ta lại tin vào những điều đó do mỗi người quá tin tưởng vào người nói hay quá tin tưởng vào các điều được viết trong sách vở và lịch sử. Như vậy chúng ta phải làm rõ điều đó trên cơ sở khách quan và đầy đủ.  Thật vậy khi tin vào một điều gì đó chúng ta phải có lý chứng. Vậy khi có một người hỏi tại sao bạn lại tin vào Bà Triệu, Bà Trưng là đó chính là lịch sử đã ghi lại cho chúng ta. “Hai Bà Trưng; mất ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão 43 là tên gọi chung của Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai chị em là anh hùng dân tộc của người Việt. Như vậy đây là một nhân vật có thật trong lịch sử, đã ảnh hưởng lên cuộc sống của nhân dân Việt Nam. Như vậy đó là những chứng cứ có thể làm cho chúng ta tin vào Hai Bà Trưng.

Bí quyết sư phạm của CHúa Giê-su, Phương pháp giáo dục

Con đặt niềm tin vào Thiên Chúa đầu tiên là qua yếu tố lịch sử. Qua lịch sử của thế giới con nhận thấy một điều đó là xuyên suốt lịch sử Kito giáo đó chính là Chúa Giesu. Người là đấng Mesia, là đứng cứu thế mà Thiên Chúa ban tặng cho nhân loại. Người chịu những khổ đau, chết trên cây thánh giá để cứu chuộc nhân loại. Chúa Giesu là một nhân vật xuyên suốt hai cuốn sách đi suốt lịch sử đó chính là Kinh Thánh (gồm Tân Ước và Cựu Ước). Người được sinh năm 0, mà con người lấy đó làm mốc cho thờ gian trước và sau công nguyên. Người sinh được sinh bởi bà Maria, sau khi Chúa Thánh Thần tiên báo rằng bà sẽ mang thai một đấng cứu độ loài người và đặt tên là Giesu. Người có quê quán tại thành Na-da-ret, miền Ga li lê dưới thời vua Au gút to. Sự hiện diện của người được chuẩn bị trước cả 2000 năm lịch sử và Chúa chuẩn bị cho cuộc hành trình của người bằng ngôn sứ Gioan Tẩy Giả. Người sinh ra trước Chúa Giesu 6 tháng để chuẩn bị cho sự có mặt của người. Như vậy Chúa Giesu là một người có tầm ảnh hưởng cực lớn, có vị thế sáng chói trên dòng lịch sử nhân loại. Người là hình mẫu cho các Kito hữu và là hiện thân cho tình yêu, tình thương.

Con đặt niềm tin vào Thiên Chúa vì những suy luận của lý trí: Đạo Công Giáo được chính Chúa mặc khải cho chúng ta cách đây hơn 2000 năm. Xuyên suốt chính là hình ảnh của Chúa Giesu – một người sống với con người và mang hết tội lỗi con người trên cây thánh giá. Cứu chuộc con người bằng tình yêu thương và mang tình yêu thương cho con người. Chúa Giesu với những sự kiện đã được ghi lại đó chính là cái chết trên cây thánh giá. Người chết và sống lại sau 3 ngày. Sự có mặt của Chúa Giesu và Kinh Thánh là  sự kiện và nhân chứng cho sự tồn tại của đạo Công Giáo trong suốt lịch sử. Đó là những chứng nhân có thật và ảnh hưởng trên toàn thể thế giới cũng như cuộc sống của nhân loại. Chúa Giesu là một nhân vật hiện hữu không phải là một sản phẩm của trí tưởng tượng, tự tạo của con người. Người đã sống cùng nhân loại trong mọi thời đại. Chứng cứ về sự hiên diện của người được biểu lộ qua Mẹ Maria, quan Phongxiophilato và đặc biệt là 12 tông đồ. Như vậy, sự có mặt của Chúa chính là sự mặc khải của Chúa Cha. Như chính Lời Ngài tuyên bố với mọi người khi Chúa Giesu được ông Gioan Tẩy Giả rửa tội trên sông Jodan rằng: “Con là Con của Cha; ngày hôm nay Cha đã sinh ra con”, và Chúa Thánh Thần trong hình chim bồ câu ngự trên đôi vai người. Với những sự kiện như vậy Chúa Giesu cho chúng ta thấy về Người, lời khẳng định về sự thật người đã đi qua dòng lịch sử và mặc khải cho chúng ta về chính Chúa Cha.

Đặc biệt Thánh Kinh có hai tập sách lớn đó là Cựu Ước và Tân Ước. Xuyên suốt hai cuốn Thánh Kinh này là chính Chúa Giesu. Nếu Thánh Kinh Cựu Ước là lời tiên tri của các ngôn sứ, các thánh thần về sự chuẩn bị cho Chúa Giesu ra đời thì Tân Ước chính là những sự kiện xảy ra với chính Chúa Giesu. Những sự kiện đó minh chứng cho cuộc đời của Chúa Giesu. Như vậy sự xuất hiện của Chúa Giesu được tiên báo trước 2000 năm qua các ngôn sứ thông báo mặc khải cho con người. Và được Chúa Cha chuẩn bị trước 2000 năm. Trong dòng lịch sử chưa có một người nào có được sự chuẩn bị như vậy. Qua đó chúng ta thấy được sự ảnh hưởng của Chúa Giesu trên nhân loại. Người là ánh sáng của các Kito hữu và những người đang gặp bất hạnh. Qua lịch sử những ngày đầu của đạo Công Giáo. Khi đứng giữa hai thử thách lớn đó là Do Thái giáo, và chính quyền La Mã. Những người nào theo đạo đều bị người ta bức hại không thương tiếc. Nhưng các Kito hữu không mất đi niềm tin của chính bản thân mình. Theo thống kê trong 3 thế kỷ đầu các Kito hữu bị chính quyền La Mã giết hại hàng trăm triệu người. Vậy ở đâu mà có nguồn sức mạnh cho các Kito hữu như vậy. Đó chính là đức tin chân thật mà các Kito hữu đặt vào bàn tay Chúa Giesu. Họ cũng giống như Chúa Giesu, đã chết đi cho tội lỗi con người và khải hoàn phục sinh chiến thắng cái chết để mang lại tình yêu và hy vọng cho con người. Đó chính là sức mạnh của đức tin. Và chính Chúa Giesu là người cầm giữ những sự thật chắc chắn về các sự kiện đó để mọi người dám gửi niềm tin vào Ngài. Hằng năm hàng nghìn người đổ về Gieruxalem, về núi Sọ… để tìm lại những bằng chứng lịch sử đó. Và lòng tin của con người ngày càng lớn mạnh hơn.

Qua Kinh Thánh con thấy được rằng Chúa Giesu là một người yêu thương con người. Người làm phép lạ để cứu con người khỏi quỷ dữ. Người rao giảng và dùng các dụ ngôn để giúp con người sống tốt hơn. Người giúp con người có một hạnh phúc thật. Người luôn hằng sống và luôn đi trong dòng lịch sử với con người, chỉ cho con người đi đúng con đường và giúp con người đạt hạnh phúc thật sự. Như sự kiện Mẹ Maria hiện ra tại La Vang, hiện ra tại Lộ Đức hay các nơi khác giúp cho mọi người tin tưởng hơn và dám sống, dám trao gửi niềm tin của chính mình. Qua các đoạn dụ ngôn, các sự kiện chúng ta thấy được tình yêu thương yêu của Chúa dành cho con người thế nào. Hình ảnh người nắm quyền lực trước thế giới tạo vật và con người nhưng người đã sống cuộc sống con người để giúp con người hiểu rõ hơn về Thiên Chúa Cha. Mặc khải cho con người về tình yêu của Thiên Chúa với con người. Người mang trong mình một tình thương yêu vô hạn với con người và nhân loại. Như trước khi bị con người giết, Người cầu nguyện cùng Thiên Chúa Cha: “Lạy Cha xin Cha tha cho họ vì họ không biết việc họ làm”. Người mang hết những nỗi đau, sự sỉ nhục, áp bức của thực tại lên thánh giá. Như chính người viết lên những tội lỗi của con người và xin Thiên Chúa Cha toàn năng tha thứ. Đó chính là tấm lòng bao dung, yêu thương của con người. Một tình yêu vô hạn. Không những người yêu thương, có quyền năng mà người còn mang lại cho mỗi người tín hữu những hạnh phúc thật, giúp họ vượt thắng những tội lỗi thường ngày. Niềm hạnh phúc hơn cả là mỗi người được ăn Chúa Giesu vào mình thông qua việc rước lễ hằng ngày.

Đức Giê-su - Chiến sĩ can trường

Con tin vào Thiên Chúa bởi chính những cảm nhận của bản thân con. Từ những phân tích về mặt lý trí, sự tìm hiểu về lịch sử về những chứng nhân con đã có niềm tin ban đầu vào Thiên Chúa.

Quá trình tìm kiếm niềm tin thực sự là một vấn đề không hề đơn giản với nhiều rào cản, nhiều vấn đề con chưa lý giải được. Bản thân con cũng như mọi người – những người được đào tạo trong trường học đều bị chi phối bởi những quan niệm và những thành kiến trong xã hội hiện tại, cách nhận thức nguồn gốc loài người trên cơ sở chủ nghĩa Darwin, chủ nghĩa vô thần. Đặc biệt là những dư âm của lời đồn đại trong xã hội về đạo Công Giáo làm cho chính bản thân con có những suy nghĩ không thiện cảm khi nói về đạo Công Giáo. Về Thiên Chúa, Chúa Giesu con cũng không biết một khái niệm nào. Tuy nhiên, khi con bắt đầu cầu nguyện, đọc kinh và viết sổ cầu nguyện, con đã bắt đầu có niềm tin vào Thiên Chúa, niềm tin vào một Đấng toàn năng, người có thể nghe thấy hết mọi sự, biết hết mọi điều, có thể ban phước lành cho con, ban cho con những người thân trong gia đình. Niềm tin ấy càng ngày càng được khẳng định sâu sắc hơn khi con gắn bó cuộc sống của mình với những điều Thiên Chúa dạy, những lời răn của người, những điều người giáo huấn thông qua các dụ ngôn. Càng đọc nhiều về Thánh Kinh, càng suy ngẫm về Lời Chúa, con càng cảm nhận được những tầng sâu ý nghĩa, những lớp lang của vấn đề mà cuộc sống hàng ngày con phải đối mặt được gợi mở và nhắc nhở qua Lời Chúa. Khi đọc những dụ ngôn, những lời Chúa, con cảm nhận được nhiều điều sâu xa, nhiều vấn đề mà con có thể tìm hiểu để hiểu hơn những điều Chúa dạy. Con thấy rằng, khi ý chí và lý trí đã được khẳng định, những bằng chứng lịch sử, thì cảm nhận của con về Thiên Chúa ngày càng được rõ ràng hơn khi con đặt mình trong Thiên Chúa để cầu nguyện. Hàng ngày, con đối mặt với nhiều điều khó khăn trong cuộc sống, con thực sự đôi lúc thấy thất vọng, mệt mỏi.Những lúc ấy, nếu con thực tâm tìm hướng giải quyết, đọc Thánh kinh, viết cầu nguyện với sự thành tâm thì con thường tìm thấy lối thoát cho tinh thần của con, tìm thấy hướng giải quyết cho những vấn đề cuộc sống. Con thấy hạnh phúc hơn.

Tạ ơn Ngài đã cho con nhận biết và tin vào Ngài là Thiên Chúa thật. Amen.

Bùi Anh Thắng

Svconggiao.net

Bình luận