Icon Collap
...
Trang chủ / Khai thác tài năng tiềm ẩn (Bài 5)

Khai thác tài năng tiềm ẩn (Bài 5)

Bài 5: Đột phá Sáng tạo

Một con mèo nằm rình chuột. Lũ chuột biết tỏng mèo đang rình nên cứ nằm im thin thít không chịu ra khỏi hang. Bỗng trí óc lóe sáng, mèo ta rướn cổ lên trời rồi sủa “Gâu… gâu… ” mấy tiếng. Lũ chuột thấy vậy nghĩ mèo đã bị chó đuổi đi nên kéo nhau đi kiếm ăn. Mèo lập tức vồ lấy và chén no nê. Vừa ăn, mèo vừa gật gù tâm đắc: “Đúng là biết ngoại ngữ có hơn.” (Sưu tầm)

Con mèo trong câu chuyện trên thật là lém lỉnh và sáng tạo hay tác giả là người sáng tạo?

Chúng ta thường ngưỡng mộ những phát minh, sáng chế của những nhà khoa học, và rất thích thú với cả những sáng tạo, những phát kiến thú vị của những người xung quanh ta. Vậy câu hỏi đặt ra là phát kiến hay sáng tạo của bạn gần đây nhất là khi nào? Về cái gì vậy? Có bạn nào có phát hiện “vĩ đại” giống tôi là hóa ra Huy Cận và Huygo không phải là hai em ruột J.

Thử tài sáng tạo một chút nha!

Ví dụ ta có số La Mã là IX, chỉ được vẽ thêm 1 nét để thành số 6. Bạn đã tìm ra mấy đáp án?

Có đáp án rất thú vị như sau: SIX (thêm chữ S vào trước), hoặc IX6=6.

Điều này có thú vị hơn kiến thức tiềm năng não bộ, cũng như các kỹ thuật phát triển não bộ và trí nhớ mà tôi đã giới thiệu cùng các bạn trong loạt bài trước không? Đúng là kiến thức của chúng ta rất quan trọng nhưng dù có nhiều bao nhiêu mà không đem lại phát kiến, sáng tạo nào thì chẳng phải vô ích hay sao?

Thế giới gọi Việt Nam chúng ta là “lò ấp tiến sĩ” nghĩa là cứ 1,76 ngày (chưa đầy 42 giờ) thì nước ta cho “ra lò” một tiến sĩ. Như vậy tiến sĩ giấy chiếm đa phần trong giới học giả, trí thức nhưng bên cạnh đó vẫn có những tiến sĩ, giáo sư có kiến thức đáng trân trọng. Tuy nhiên một câu hỏi xoáy vào tâm trí người trẻ chúng ta là đội ngũ trí thức đông đảo như vậy nhưng Việt Nam lại là một trong những nước đứng cuối trong bảng xếp hạng những nước có cống hiến cho nhân loại. Các bạn có đau lòng? Có tủi hổ không?

Vậy làm thế nào để chúng ta có những sáng tạo hữu ích? Có phải chỉ những sáng tạo từ phòng nghiên cứu, thí nghiệm hay những ý tưởng kinh doanh đột phá hay những tác phẩm nghệ thuật kinh điển mới được gọi là sáng tạo không? Có phải sáng tạo chỉ có ở những bộ óc siêu việt? hay ai trong chúng ta cũng có khả năng này?

Những bí ẩn này các bạn sẽ tìm thấy trong cuốn sách “Cú đánh thức tỉnh trí sáng tạo” của Roger Von Oech. Tại đây các bạn sẽ được biết những câu chuyện hết sức thú vị như câu đó trên hay “Châu Mỹ đã được phát hiện ra như là sản phẩm phụ của công cuộc tìm kiếm hạt tiêu”, đến những kỹ thuật “mở khóa” cho tâm trí của chính mình…

http://khotruyenhay.mobi/ebook/chapter/4142/4141/cu-danh-thuc-tinh-tri-sang-tao.html

Áp dụng những kỹ thuật này nghĩa là bạn thả cho tâm hồn vui chơi, lang thang khoáng đạt như mồi câu để thu về các ý tưởng sáng tạo nhưng lại không được để tâm trí đi hoang nhé! Đặc biệt là sáng tạo dựa trên những nguyên lý quản trị tâm trí ở bài 1 phần 1.

Chúc mừng các bạn đã thu lượm được hầu hết các kỹ thuật phát triển trí não hiện đại nhất hiện nay!

Nhưng, (vâng lại là từ nhưng luôn khiến chúng ta không thể dừng được công cuộc săn tìm) có rất nhiều người biết các kỹ thuật trên, chăm chỉ luyện tập và thu được kết quả học tập đáng nể mà vẫn chẳng thành công trong sự nghiệp. Vì sao vậy nhỉ???

Câu trả lời là họ chưa làm đúng cách.

Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu bí quyết thành công trong loạt bài tiếp sau nhé!

Phần 2. Đường đến thành công

Bài 1. Bí quyết thành công

Bài 2. Khai thác tài năng của bạn

Bài 3. Trắc nghiệm MBTI

Bài 4: Ba bước để thành công

Bài 5. Đâu là bí mật của hạnh phúc

Hoa Nắng

Bình luận