Icon Collap
...
Trang chủ / Bộ nhớ đầy!

Bộ nhớ đầy!

Ở bài viết trước chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn về một trong 8 trung tâm điều khiển lớn nhất của con người là “tình cảm”. Và hôm nay chúng tôi xin chia sẻ cho các bạn về trung tâm thứ 2 điều khiển con người, mà chúng tôi đã  được cha Gioan chia sẻ trong buổi học tâm bệnh vừa qua đó chính là “lý trí”

Nói đến trí là nói đến đầu óc của con người, nói đến tâm là nói đến con tim. Đầu óc của chúng ta thường được xem như là trung tâm số 1 điều khiển con người. Cho nên khi phân biệt con người với con vật thì người ta thường nói “con người khác con vật ở cái đầu”. Trí được xem là trung tâm lớn để phân định con người và con vật.

Vậy nói đến trí khôn thường người ta nói đến phạm vi nào của trí khôn?

Trước hết là về nhận thức. Con đường nhận thức của chúng ta trải qua 3 giai đoạn là khả năng tiếp nhận, khả năng xử lí thông tin, khả năng phán quyết. Tuy nhiên trên thực tế không phải ai cũng có đủ 3 giai đoạn này. Có những con người khi người ta nói thì họ hiểu được vấn đề, nhưng đến khi trình bày thì ngược lại với những điều mình hiểu. Lại có những người khi nói, khi trình bày một vấn đề, họ không thể nào đi vào trọng tâm được mà phải đi đường vòng mới vào được vấn đề.

Lý trí của chúng ta bị điều khiển nhiều bởi một cái gọi là “ kho lưu trữ”. Tại sao gọi là kho lưu trữ? Vì tất cả những gì ta nhìn thấy, nghe thấy và học được đều được bộ nhớ lưu trữ trong một góc của bộ não và góc đó gọi là kho lưu trữ. Qua năm tháng thì kho lưu trữ này càng ngày càng mênh mông. Nếu ta không chọn lọc đào thải thì ta sẽ gặp các bệnh như là hay quên, vô thức điều khiển (làm mà không biết mình đã làm chưa), rối loạn tri thức vì tiếp thu quá nhiều kiến thức, bị điều khiển bởi những kí ức sâu nặng (sợ đỉa, sợ bóng tối, sợ nhìn thấy người khác đeo khăn,..)

Khi lý trí chúng ta không ổn định về nhận thức và lưu trữ thì tâm trí chúng ta hay tưởng tượng, những ảo giác và hoang tưởng, những giấc mơ không hiểu nguyên do thường xuyên sẽ đến.

Thường những hình ảnh trong quá khứ hay tái hiện trong những giấc mơ của chúng ta. Tuy nhiên những giấc mơ lại là dữ liệu quan trọng để chúng ta tìm về nguồn gốc của vấn đề (tại sao tôi say xe? tại sao tôi không dám nói chuyện với người khác giới,..). Theo những kinh nghiệm chữa trị tâm bệnh của mình, cha Gioan đã chia sẻ cho chúng tôi biết về 2 kiểu giấc mơ mà người ta thường hay gặp khi đến chữa trị để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề đó là: giấc mơ toàn phần, tức là những cái sự kiện làm nên vấn đề của họ sẽ được tái hiện hết trong giấc mơ; giấc mơ mạch phần, nghĩa là để tìm ra vấn đề của bản thân, họ phải trải qua nhiều giấc mơ và ghép những giấc mơ đó lại với nhau để phân tích ra vấn đề.

Xã hội hiện nay, con người đang bị ảnh hưởng nhiều các vấn đề tiêu cực. Người ta không biết làm sao để hóa giải những điều tiêu cực này. Và hằng ngày người ta cứ nạp, cứ nạp dần rồi mang trong mình những sự kìm nén, những kí ức dĩ vãng, những khát vọng tương lai phải hơn người khác. Tất cả những thứ đó điều khiển họ và khiến họ làm mất đi chính mình. Con người loay hoay trong cái hố sâu. Họ mất mục đích sống cho cuộc đời mình. Và nhiều lúc họ tự hỏi “họ sống trong thế giới này để làm gì”. Khi người không tìm ra được bản thân và mục đích sống thì họ chán nản, tuyệt và hậu quả lớn nhất có thể sảy đến là “tự vẫn”

Thế đó các bạn, con người là một thực thể luôn bị chi phối bởi nhiều vấn đề. Và để tìm về nguồn cội của bản thân đó là một điều không rễ ràng chút nào. Vì con  người bị vùi lấp bởi những tầng quá khứ dày đặc. Để bóc tách từng lớp quá khứ  thì chúng ta phải cần rất nhiều ơn Chúa Thánh Thần soi sáng hướng dẫn. Và ở bài sau chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ với các bạn về một trong những lớp dày đặc che lấp con người thực của bạn, của tôi và của nhiều khác đó chính là “ý chí”.

Svconggiao.net

 

 

 

Bình luận