Icon Collap
...
Trang chủ / Dân tộc Việt Nam biết ơn người Công giáo?

Dân tộc Việt Nam biết ơn người Công giáo?

Có người cho rằng “Đạo Công Giáo tin vào những điều huyền hoặc, vớ vẩn, không có thật, mê tín dị đoan, phản lại sự phát triển của khoa học”. Bạn nghĩ sao về nhận định này?

Xin được đăng bài viết của một người tân tòng tìm hiểu về đạo Công Giáo, cũng như những đóng góp Khoa Học mà đạo Công Giáo đã mang đến cho dân tộc Việt Nam như một ý kiến nhỏ làm sáng tỏ nhận định trên.

Một số đóng góp của Công giáo cho Việt Nam:

  1. Chữ quốc ngữ

Khi truyền đạo cho người dân Việt Nam, khó khăn đầu tiên mà các Giáo sĩ gặp đó là sự khác biệt về ngôn ngữ. Họ không thể học chữ Nôm vì quá khó. Bởi vậy họ dùng bộ chữ cái Latinh quen thuộc, có bổ sung các dấu phụ để ghi âm tiếng Việt. Và hiện nay chúng ta đang dùng. Chữ quốc ngữ có cấu tạo đơn giản, phát âm dễ dàng, dễ nhớ, dễ học và biểu thị chính xác tất cả âm thanh. Sự ra đời này đã kết thúc sự kéo dài chữ viết và tiếng Việt.

Cha Alexander Rhodes – “Cha đẻ” của Tiếng Việt hiện nay

  1. Kỹ thuật in ấn

Ở Việt Nam phổ biến với kỹ thuật in ván khắc. Năm 1855 một nhà in được thành lập tại Vĩnh Trị do thừa sai Theuel trông coi, chủ yếu là in các sách Giáo lý bằng chữ Nôm, chữ Hán, chữ Quốc Ngữ. Mặc dù công nghệ in lúc đầu chỉ phục vụ cho Giáo hội nhưng điều quan trọng là sự du nhập các kỹ thuật in tiên tiến của phương Tây vào Việt Nam là tiền đề cho sự phát triển văn hóa bản địa sau này, trước hết là báo chí – một lãnh vực văn hóa của phương Tây du nhập vào Việt Nam. Thế kỷ XX chứng kiến sự phát triển rầm rộ của báo chí, đó là do sự phát triển chữ quốc ngữ và công nghệ in…và rất nhiều đóng góp cho khoa học và kỹ thuật mà người Công Giáo đã thực hiện.

  1. Khoa học và y khoa

Trong số những nhà truyền giáo buổi đầu ở Việt Nam, không ít người được đào tạo bài bản trong các dòng tu, học viện phương Tây nên họ cũng là những nhà khoa học tinh thông nhiều lĩnh vực. Họ đã góp công đưa nền khoa học phương Tây tiếp cận đến Việt Nam. Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) thuộc Dòng Tên – một dòng tu nổi tiếng về nghiên cứu khoa học – năm 1627 đã mang biếu Chúa Trịnh chiếc đồng hồ chạy bằng bánh xe và cuốn Kỷ hà nguyên bản của nhà toán học Euclide, đồng thời ông cũng giảng giải cho Trịnh Tráng nghe. Năm 1626, giáo sĩ Badinoti (người Ý) cũng được vời về phủ chúa ở Thăng Long để giảng về thiên văn học, địa lý và toán học. Các Giáo sĩ khác như Da Coxta, Langerloi đã mang vào Đàng Trong phương pháp chữa bệnh theo lối Tây y nên được Chúa cho mở nhà thương (bệnh viện). Tại Thăng Long – Kẻ Chợ, khi giáo sĩ Đắc Lộ truyền giáo đến đây cũng đã thiết lập một nhà thương chữa bệnh cho người nghèo ở Cầu Dền. Đây là những cơ sở từ thiện và chữa bệnh theo lối Tây y sớm nhất ở Việt Nam.

Phần tiếp: Sự phát triển khoa học và tôn giáo và Một số câu chuyện về các nhà khoa học nổi tiếng

Hồ Huy Lượng – bài làm giáo lý dự tòng, 2014

Bài viết độc quyền tại svconggiao.net.

Bình luận