Icon Collap
...
Trang chủ / Khoa học đã dẫn nhà thiên văn học hàng đầu thế giới đến với Thiên Chúa như thế nào?

Khoa học đã dẫn nhà thiên văn học hàng đầu thế giới đến với Thiên Chúa như thế nào?

Rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khoa học hiện đại ngày nay, đều cho rằng thần linh thật sự tồn tại và giữa khoa học và tâm linh không có bất cứ sự mâu thuẫn nào. 

Khoa học đã dẫn nhà thiên văn học hàng đầu thế giới đến với Thiên Chúa như thế nào?

Theo cách nghĩ thông thường thì các nhà khoa học là những người có kiến thức sâu rộng, đáng lẽ phải là những người theo thuyết vô thần, nhưng thực tế lại trái ngược hoàn toàn. Liên Hợp Quốc đã từng khảo sát 300 nhà khoa học nổi tiếng nhất thế giới trong 300 năm qua, kết quả cho thấy có khoảng 90% các nhà khoa học tin rằng thần linh là có tồn tại.

Trong đó bao gồm hầu hết các nhà khoa học có ảnh hưởng lớn, có những cống hiến vô cùng vĩ đại cho sự phát triển của khoa học như: Cha đẻ của vật lý học – nhà khoa học nổi tiếng Isaac Newton, người phát hiện ra thuyết tương đối – Albert Einstein, cha đẻ của hệ thống điện báo – Samuel Morse, cha đẻ của tên lửa – Wernher Von Braun, nhà khoa học nữ vĩ đại – Marie Curie, người sáng lập giải Nobel – nhà khoa học Alfred Nobel, người đầu tiên nhận giải Nobel – Wilhelm Conrad Roentgen,…

Thiên tài vật lý Einstein từng nói: “Tôi tin rằng Thượng Đế thực sự tồn tại, Ông dựa trên sự sắp xếp ngay ngắn và sự hòa hợp để biểu thị bản thân”. Nhà khoa học kiệt xuất Isaac Newton trước lúc lâm chung cũng đã nói với những người ngưỡng mộ ông: “Công việc của tôi đem so sánh với sự sáng tạo vĩ đại của Thần chỉ là một đứa trẻ đi nhặt sỏi và vỏ sò ở bãi biển. Chân lý tựa như biển cả, rộng lớn đến mức vượt ngoài khả năng của con người”.

>>> Isaac Newton: Cả vũ trụ này đều do Thần tạo nên và không có gì là ngẫu nhiên

Trong bài viết này, chúng ta sẽ đến với nhà thiên văn học lỗi lạc người Mỹ Allan Sandage (1926-2010). Sandage là một nhà thiên văn học xuất chúng, làm việc tại Đài quan sát Carnegie. Ông được cộng đồng khoa học nhớ đến vì lần đầu tiên xác định chính xác các giá trị về hằng số vũ trụ Hubble, tuổi của vũ trụ. Ông cũng được cộng đồng tín ngưỡng tâm linh nhớ đến vì những đóng góp sâu sắc đối với khoa học và thần học sau khi cải đạo sang Cơ-đốc giáo vào năm 1983.

Nhà thiên văn học lỗi lạc người Mỹ Allan Sandage (1926-2010).

Allan Sandage đã nhận được nhiều giải thưởng khoa học, trong đó có Giải Crafoord (1991) và Huân chương Eddington của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia (1963).

Sandage đam mê thiên văn từ nhỏ. Cha ông đã mua cho ông một chiếc kính viễn vọng, và trong thời gian đó, ông dành 4 năm để ghi lại tất cả những vệt đen ở Mặt Trời mà ông quan sát được. Ở tuổi 15, ông đến thăm Edwin Hubble – nhà thiên văn nổi tiếng với nhiều khám phá về sự giãn nở của vũ trụ, người truyền cảm hứng cho ông. Ông bắt đầu sự nghiệp khoa học của mình với vai trò trợ lý quan sát cho Hubble, tự khẳng định bản thân khi tham gia dự án của Hubble sau khi ông ấy mất.

Ở đại học Miami, Sandage nghiên cứu Vật lý và Triết học, ông tốt nghiệp Vật lý năm 1948, trước khi tốt nghiệp, ông phục vụ hải quân cuối Thế chiến II. Trong sự nghiệp thiên văn, Sandage đã có những đóng góp quan trọng để xác định niên đại của các ngôi sao, phân vùng, tìm hiểu quá trình hình thành của thiên hà. Ông cũng là người đầu tiên nhận ra sự tồn tại của các chuẩn tinh – những vật thể sáng và xa nhất trong vũ trụ.

Đáng chú ý là Sandage đã tuyên bố mình trở thành người theo Cơ-đốc lần nữa, “một quyết định thanh thản tâm hồn” – ông giải thích.

Việc tuyên bố trở thành người theo Cơ-đốc của ông đã tác động đáng kể đối với giới trí thức chống Cơ-đốc. Ví dụ nhà thiên văn học Hugh Ross, từ một người vô thần đã trở thành Cơ-đốc nhân nhờ cuộc đối thoại với Sandage lúc còn còn sống.

Nhà thiên văn học Hugh Ross, từ một người vô thần đã trở thành Cơ-đốc nhân nhờ cuộc đối thoại với Sandage lúc còn còn sống. 

“Tôi gặp Sandage khi còn là nghiên cứu sinh tại Viện công nghệ Caltech. Sau vài năm, khi Sandage – với vai trò Trưởng ban truyền giáo của Hội Thánh Congregational – tôi đã đến thăm ông. Sandage nói ông đã quyết định dâng đời mình cho Chúa Jesus sau khi nghiên cứu Kinh Thánh 35 năm”, Hugh nhớ lại.

Trong cuộc nói chuyện, Sandage hỏi Hugh hai câu quan trọng: “Liệu anh có tin Kinh Thánh là lời nói dối của Đức Chúa Trời để che đậy mọi khía cạnh, kể cả khoa học và lịch sử?” và “Anh tin vũ trụ bao nhiêu tuổi?”.

Trong suốt quãng đời còn lại, Sandage cảm thấy thoải mái khi kết hợp khoa học với đức tin mà không có bất kỳ mâu thuẫn hay tách biệt nào. Ông đã nhìn thấy mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo, tương tự cách nhìn của Stephen Jay Gould: non-overlapping magisteria – NOMA – (tạm dịch: thẩm quyền không trùng lắp). Sandage tin rằng khoa học và tôn giáo đại diện cho các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, bởi “tâm linh không phải khoa học”.

Ông cũng chỉ trích mạnh mẽ khoa học giản hóa và các phương pháp được các nhà vô thần sử dụng: “Nếu không có Đức Chúa Trời sẽ không có sự khôn ngoan. Người vô thần dựa trên sự lừa dối mà họ muốn, đó là chính bản thân họ”. Dựa trên kinh nghiệm của một số nhà khoa học khác, Sandage nhận thấy việc vừa làm khoa học vừa có đức tin là hoàn toàn có thể.

Sandage cảm thấy rằng khoa học cuối cùng cũng hướng tới Đấng Sáng tạo và dường như ủng hộ niềm tin như vậy chứ không phải đối địch với niềm tin đó. Ông nghi ngờ rằng sự phức tạp của vũ trụ không phải tự nhiên mà có, “các phần của thế giới quá phức tạp và sự kết nối trong nó không thể ngẫu nhiên”.

Sự phức tạp của các sinh vật cũng là điều rất đặc biệt với ông: “Tôi tin rằng sự tồn tại của tất cả sinh vật sống cùng với trật tự của chúng đơn giản là tạo nên điều tốt nhất. Mỗi sự sống đều phụ thuộc vào tất cả sự sống khác để tồn tại”.

Đối với Sandage, không gì nghi ngờ khi càng có nhiều nghiên cứu và kiểm tra hóa sinh học, càng chỉ ra “một nguyên tắc tổ chức – một kiến ​​trúc sư”. Vì vậy, Sandage đặc biệt ấn tượng bởi các đối số trong thiết kế đó. Vì khoa học đã phát triển và chúng ta biết được nhiều điều về vũ trụ, và rằng “các nhà khoa học hiện đang hướng tới đức tin thông qua chính công việc của họ”.

Trong lĩnh vực thiên văn, Sandage phát hiện các nhà thiên văn đã xác định được sự kiện sáng tạo vũ trụ, dẫn đến thần học tự nhiên thời Trung cổ, khi họ cố gắng tìm ra Đức Chúa Trời bằng cách xác định nguyên nhân ban đầu. Khi sự quan sát này là lời hứa hẹn cho những người tin vào Đức Chúa Trời, Sandage nhấn mạnh chúng ta vẫn cần nhiều hơn là sự kiện sáng tạo để hiểu về mặt thần học.

“Tuy nhiên, hiểu biết về sự sáng tạo không phải là kiến ​​thức về người sáng tạo, cũng không có bất kỳ phát hiện thiên văn nào cho chúng ta biết tại sao sự kiện đó lại xảy ra. Nó thực sự là siêu nhiên (nằm ngoài sự hiểu biết của chúng ta về trật tự tự nhiên của sự vật), và theo định nghĩa này, nó là phép lạ. Nhưng bản chất của Đức Chúa Trời không được tìm thấy trong bất kỳ phần nào của những phát hiện khoa học. Vì thế, người ta phải hướng về các kinh sách tôn giáo, nếu thực sự muốn một câu trả lời cho sự hiểu biết hữu hạn của con người”.

tinhhoa.net

Bình luận