Icon Collap
...
Trang chủ / Khôn ngoan đúng kiểu trước tà đạo

Khôn ngoan đúng kiểu trước tà đạo

Khôn ngoan đứng trước kiểu tà đạo (giáo phái) – Ngày nay rất nhiều sinh viên theo giáo phái. Một trong những chiêu bài họ sử dụng nhiều nhất là đoạn kinh thánh “đừng gọi ai dưới đất là cha cũng đừng gọi ai dưới đất là thầy”.

Điều đầu tiên là chúng ta không  được đối thoại với họ. Lôi kinh thánh ra tranh luận với họ tức là sập bẫy của họ. Mà phải họ vặn lại họ rằng “ai sinh ra bạn, bạn gọi người sinh ra bạn là gì, bạn gọi người dạy dỗ bạn trên trường lớp là gì?”.

Điều thứ hai là phải hiểu được lời của Chúa. Lời Chúa đã nói mắt đền mắt, răng đền răng. Vậy người A tát người B má trái thì người B cũng có quyền tát trả người A má trái chứ tại sao Chúa lại nói là người ta tát má trái thì phải dơ cả má phải ra nữa. Nếu hiểu như thế thì lời Chúa mâu thuẫn sao?

Không bao giờ lời Chúa mâu thuẫn cả. Vấn đề là lời Chúa nói trong bối cảnh nào. Và nó chỉ đúng trong bối cảnh đó mà thôi. Phải có bối cảnh thì mới nảy sinh ra câu nói. Chúa nói câu “không được gọi ai dưới đất là cha cũng không được gọi ai dưới đất là thầy” trong bối cảnh những nhà lãnh đạo tôn giáo giảng lời của Chúa nhưng sống ngược lại lời Chúa. Trong trường hợp đó Chúa nói chỉ được nghe lời Chúa chứ không được bắt chước hình ảnh sống của họ. Vì chỉ có một thầy duy nhất là thầy Giesu và chỉ có một Cha duy nhất là Cha trên trời mà thôi. Đó là cái để chúng ta biện phân.

Tà đạo, giáo phái, khôn ngoan đứng trước kiểu tà đạo, đối phó với giáo phái

Khi mà giáo phái họ nói: Chúa bảo không được thờ ảnh tượng mà tại sao trong nhà những người  công giáo lại thờ ảnh tượng? Đó là những câu hỏi mà các giáo phái hay đến truyền đạo nơi các trường đại học. Câu không được tạc hình tượng Chúa nói trong bối cảnh của Cựu Ước. Trong bối cảnh đó Thiên Chúa chưa có hình tượng và Chúa cấm dân Ngài thờ ngẫu tượng. Còn Tân Ước là bối cảnh Thiên Chúa đã có hình tượng. Đó là Chúa Giêsu. Trong Kinh Thánh từ “hình ảnh” có nghĩa là đúng như, thật như, chính như. Chúa Giesu là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình có nghĩa là Chúa Giesu đúng thật là Thiên Chúa. Cho nên từ khi đó Thiên Chúa mới có hình ảnh của Ngài. Vậy khi tạc một bức tượng theo hình ảnh đó mà đã được thánh hiến cho Thiên Chúa thì tất nhiên là được thờ. Khi làm dấu mình nhân danh Chúa. Khi mình nhân danh thì không phải mình làm nữa mà chính là Thiên Chúa làm. Khi thánh hiến một linh ảnh linh tượng thì đó không phải là ảnh tượng nữa mà đó là chính Chúa. Nếu cây Thánh Giá mà không phải Chúa thì ma quỷ nó đã chẳng sợ mà bỏ chạy.

Niềm tin mà không hiểu người ta gọi là mê tín, tin một cách mê muội. Chúng ta cần có cái nhìn thực tế và cần phải tìm hiểu, học hỏi về đạo nghiêm túc hơn. Để tránh lung lay trước những câu hỏi chất vấn về niềm tin mà sa vào các tà đạo(giáo phái).

Bài đọc thêm: https://svconggiao.net/2018/08/13/dung-dua-voi-tu-than-su-nguy-hiem-cua-giao-phai/

Trích bài giảng cha Gioan Lưu Ngọc Quỳnh CSsR

Bình luận