Icon Collap
...
Trang chủ / Đức tin- Lý trí- Khoa học, mối liên hệ đặc biệt

Đức tin- Lý trí- Khoa học, mối liên hệ đặc biệt

Ánh nắng chói chang của mùa hè khép lại , nhường chỗ cho ánh vàng hoe của mùa thu về. Như thường lệ, tối thứ 5 hàng tuần, gia đình sinh viên công giáo Y Dược lại cùng nhau quy tụ tại đền thánh Giê-ra-đô. Cùng với cha chủ tế Giu-se Nguyễn Văn Hữu cầu nguyện cho đất nước Việt Nam, cầu nguyện cho tất cả mỗi thành viên trong cộng đoàn Y Dược

Đức tin- Lý trí- Khoa học, mối liên hệ đặc biệt

Lời Chúa ngày hôm nay, Thánh Luca cho chúng ta thấy gương mặt của một người phụ nữ tội lỗi. Người phụ nữ này đã yêu mến Chúa, đã được Chúa tha thứ tội lỗi nhờ vào lòng tin của chị ấy. Chính lòng tin của chị đã cứu chị khỏi tội lỗi của chị. Và trong cuộc sống của mỗi người chúng ta, nhất là trong xã hội ngày hôm nay, chúng ta rất dễ đánh mất niềm tin vào Thiên Chúa, chúng ta bị người khác lôi kéo, dụ dỗ, thậm chí là dùng chiêu trò để chúng ta có một công ăn việc tốt nếu chúng ta từ bỏ đức tin của mình.

Bài đọc thêm: Người lính cánh giữ ngôi nhà đức tin

Trong thư mục vụ của Tổng Giáo Phận Hà Nội với chủ đề: “Nên thánh đối với giới tri thức và sinh viên”. Lời mời gọi này không chỉ là lời mời gọi mà là một bổn phận đối với các Ki-tô hữu tức là những ai đã được lãnh nhận bí tích thanh tẩy, được trở nên con cái Thiên Chúa. Trước mặt Chúa thì ai ai cũng giống nhau, kể cả người thành phố hay nông thôn, người da trắng hay da màu, kẻ giàu cũng như người nghèo, tất cả đều là con cái của Thiên Chúa. Người ta quan niệm rằng: Tôn giáo chỉ dành cho những người dân bình thường và ít học. Nhiều người thiếu thiện cảm vào Giáo Hội thì lập luận rằng: Đức tin vào Thiên Chúa chỉ tồn tại bao lâu con người ở trình độ văn hóa thấp. Họ so sánh đức tin như là lớp mấy mù, lý trí như là ánh mặt trời.

Đức tin- Lý trí- Khoa học, mối liên hệ đặc biệt

Trong thư mục vụ Đức Tổng Giu-se đã nhắn nhủ với sinh viên về tầm quan trọng của việc nên thánh như thế nào. Qua đó để chúng ta thấy rằng chúng ta không thua kém gì những người vô thần. Người công giáo chúng ta phải xác định rõ chúng ta tin vào ai? tin vào Đấng nào? Đức tin và lý trí, đức tin và khoa học như thế nào? Đức tin chỉ tồn tạo khi con người kém hiểu biết, là những người mê tín dị đoan, là những người kém học thức, thấp học. Lý trí như là mặt trời, đức tin như lớp mây mù, khi mặt trời ló rạng thì mây mù bị tan đi. Thực tế chứng minh những quan điểm này là phiến diện xuất phát từ thành kiến và hiểu biết lệch lạc về tôn giáo nói chung. Đức tin và lý trí như là đôi cánh giúp cho trí tuệ của con người băng mình lên để chiêm niệm chân lý. Con người được diễn tả như là một con chim đang vươn mình lên cao. Con chim một cánh thì không thể bay được. Con người không thể khám phá chân lý nếu chỉ có riêng đức tin hay chỉ có lý trí mà thôi. Cuộc sống của con người là một cuộc tìm kiếm chân lý. Lý trí sẽ giúp con người đạt tới chân lý và Đức tin giúp cho con người gặp gỡ Đấng tối cao. Đấng tối cao trong đức tin người ki-tô hữu chính là Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót và là Cha yêu thương hết thảy người. Còn đức tin đối với khoa học như thế nào? Đức tin nằm ở một bình diện khác hẳn với khoa học. Đức tin không dựa trên cơ sở xác minh của thí nghiệm theo kiểu khoa học. Đức tin trên hết là thái độ gắn bó với một Đấng, gắn bó với Thiên Chúa trong tâm tình tin tưởng, phó thác vào Thiên Chúa. Đối tượng của đức tin chính là Thiên Chúa còn khoa học thì nghiên cứu về các hiện tượng vật lý, sinh học, hóa học,… để trả lời cho những nghi vấn thế nào về các sự vật. Khoa học không thể cho chúng ta thấy ý nghĩa của các sự vật như thế nào.

Bài đọc thêm: Đức tin là ân huệ Thiên Chúa ban

Trong lịch sử giáo hội có nhiều nhà khoa học có đức tin vào Thiên Chúa. Một thống kê cho thấy ở thế kỉ thứ XIX, 92% các nhà khoa học là những người có đức tin. Chẳng hạn như Pascal một nhà thần học, thần đồng về toán học và vật lý, là người có câu nói bất hủ: “khoa học nông cạn làm cho con người ta xa Thiên Chúa, khoa học tinh vi làm cho con người ta gần Thiên Chúa”. Và ông cũng đã kết luận: “Con người chỉ là cây sậy biết tư duy”.  Còn nhà khoa học Isaac Newton Nhà khoa học và toán học vĩ đại nhất của mọi thời đại. René Descartes, Nhà bác học về Hình học và Những con số bất biến. Người hướng dẫn cuộc Cách Mạng Khoa học của phương Tây. Louis Pasteur, Người sáng chế ra phương pháp khử trùng, nhà hóa học, và vi khuẩn học, đã giải trừ vấn nạn của bệnh chó dại, và người đầu tiên tạo ra việc tiêm Vaccine phòng bệnh.

Đức tin- Lý trí- Khoa học, mối liên hệ đặc biệt

Chúng ta thấy mình là những người may mắn hơn những người khác. Họ chỉ có lý trí và không biết được ý nghĩa của việc mình làm như thế nào. Chúng ta là những sinh viên, những người tri thức, chúng ta có một kho tàng đức tin của riêng mình. Chính bởi vậy chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy những điều này để cuộc đời của chúng ta có một đôi cánh, để chúng ta vươn lên tới chân lý, để chúng ta chiêm niệm về chân lý và chân lý đó là Thiên Chúa của mình. Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa toàn năng, giàu lòng thương xót đến tất cả mỗi người chúng ta.

Trong bài trích thư của Thánh Phaolo tông đồ gửi tín hữu Corinto, Thánh Phaolo nói: “Tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa, và ơn Người ban cho tôi đã không vô hiệu”. Chúng ta có là gì, được gì trong tay cũng đều bởi ơn của Chúa, đừng để ơn Chúa ra vô hiệu. Hãy cố gắng phát triển con người của mình, phát triển những gì Chúa ban để chúng ta loan báo tình thương của Chúa, loan báo ơn cứu độ của Người cho những người khác để họ nhận ra Thiên Chúa, tin vào Chúa và được hưởng ơn cứu độ của Người.

Bài đọc thêm: Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đồng hành cùng chúng ta trong đời sống đức tin

Maria Thảo

Truyền thông sinh viên

Bình luận