Icon Collap
...
Trang chủ / Để có được một việc làm tốt và đúng chuyên ngành

Để có được một việc làm tốt và đúng chuyên ngành

ĐỂ CÓ ĐƯỢC VIỆC LÀM TỐT VÀ ĐÚNG CHUYÊN NGÀNH

Trong những năm gần đây, số lượng sinh viên đăng kí vào các trường đại học, cao đẳng có xu hướng giảm đi rất nhiều. Đặc biệt, ở các bạn học hết phổ thông có 2 xu hướng: Đối với các bạn gia đình có điều kiện, theo con đường du học. Đối với gia đình không có điều kiện, vay vốn xuất khẩu lao động và tự học. Vậy điều gì tạo nên  tình trạng trên?

Đa số sinh viên hiện nay ra trường rất bấp bênh trong nghề nghiệp. Thậm chí, có những bạn ra trường 2-3 năm vẫn chưa tìm được việc làm. Vậy thì chúng ta hãy làm phép tính:  mỗi năm học đại học tiêu tốn khoảng từ 30-35 triệu. 4 năm sẽ là 120-140 triệu( mức trung bình) Với số tiền đó, các bạn ra trường chưa chắc chắc có một công việc trong khi các bạn từ 120- 250 triệu để du học. Trong 4 năm các bạn chọn con đường đại học vùng vẫy thì những bạn chon con đường du học đã có một số vốn ít nhất là 300 triệu. Như vậy việc các bạn từ bỏ con đường vào đại học là điều có thể hiểu.

Tuy nhiên, vấn đề chúng ta muốn đề cập ỏ đây là: Tình trạng việc làm của sinh viên mới ra trường như thế nào? Và tại sao tỉ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp lại tăng cao?

Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Thanh niên, 70% SV Việt Nam cho biết lo lắng hàng đầu hiện nay là việc làm. Điều tra của Bộ GD-ĐT, cả nước có tới 63% SV tốt nghiệp ĐH-CĐ ra trường không có việc làm, 37% SV có việc làm nhưng đa số làm trái nghề hoặc phải qua đào tạo lại.

Gần đây, một cuộc khảo sát được Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích Chính sách thuộc trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) thực hiện, với quy mô gần 3.000 cựu SV thuộc 5 khóa khác nhau (ra trường từ năm 2006 đến 2010) của 3 trường ĐH lớn: ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM và ĐH Huế, đã cho thấy những con số “giật mình”. Có đến 26,2% cử nhân cho biết chưa tìm được việc làm, cho dù khái niệm việc làm ở đây được hiểu rất rộng “là bất cứ công việc gì tạo ra thu nhập, không nhất thiết phải đúng với trình độ, chuyên ngành đào tạo”. Trong số này, 46,5% cho biết đã từng xin việc nhưng không thành công, 42,9% lựa chọn một giải pháp an toàn là… tiếp tục học lên hoặc học thêm một chuyên ngành khác.

Nhiều SV ra trường không xin được việc làm đã chọn giải pháp học lên cao học hoặc dành thời gian và tiền bạc đi học thêm các kỹ năng như tiếng Anh, tin học, nghiệp vụ thư ký, nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ báo chí… để có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm trong tương lai. Cũng có nhiều SV ra trường đã tìm được việc làm sau một vài tháng đầu vật lộn nhưng hầu hết trong số họ không mấy ai được làm công việc theo đúng chuyên ngành mình đã học. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tỷ lệ có việc làm đúng chuyên ngành của SV khối tự nhiên là khoảng 60%, còn các trường thuộc khối xã hội thấp hơn nhiều. Một nghiên cứu gần đây cho thấy cứ 100 SV khối xã hội mới tốt nghiệp chỉ có khoảng 10 người tìm được công việc đúng chuyên môn. Số còn lại làm những công việc khác để lo cho cuộc sống và chờ cơ hội. Để xin được những công việc khác này, SV phải học thêm nhiều kiến thức có thể khác rất xa chuyên môn đã học. Như vậy việc làm cho SV sau khi ra trường thực sự là vấn đề xã hội nan giải

Năm 2014, theo khảo sát của Bộ thương binh lao động xã hội có 72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Thực trạng cho thấy, con số trên chưa phải là chính xác nhất. Vẫn còn rất nhiều chưa được thống kê.

Vậy nguyên nhân thất nghiệp do đâu?

Trước hết, phải nói tới sinh viên- những lao động trẻ và tiềm năng của xã hội.

Khi chọn lựa ngành theo học, các bạn nên chăng định hướng cho mình con đường sẽ theo và tình trạng khi ra trường như thế nào? Các bạn nên tự ngồi lại và định hướng cho mình một ngành học mà xã hội cần. Hay một ngành học theo sở thích hoặc nên không một ngành học chỉ để bước vào cánh cổng đại học?

Thứ 2 nữa, trong quá trình học tập, các bạn có nên năng động tìm kiếm các cơ hội liên quan đến ngành học hay chỉ những năm tháng miệt mài với sách vở những cuộc vui mang tính giải trí?

Trong quá trình học, các bạn nên tự hoàn thiện mình về kĩ năng giao tiếp với người lạ, trước đám đông? Kĩ năng xin việc? Và một số những kĩ năng khác có thể giúp ích cho các bạn khi ra trường. Một số mối quan hệ cũng sẽ giúp ích cho các bạn.

Thứ 3, một số các bạn sinh viên mới ra trường còn mang nhiều ảo vọng. Kinh nghiệm thiếu nhưng ảo vọng có thừa. Các  bạn cho rằng với năng lực của các bạn có thể cho các bạn một công việc tốt hơn. Nhưng các bạn quên rằng, trường đại học chỉ cho bạn lý thuyết không cho bạn thực hành và kinh nghiệm. Vì sao nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi kinh nghiệm? Bởi vì, kinh nghiệm sẽ giúp bạn vận dụng tư duy của bạn xử lý mọi tình huống bất ngờ. Ở đây, các bạn tự đánh giá quá cao năng lực  không chấp nhận việc phải làm theo ý của người khác.

Để có một công việc tốt, trước hết chúng ta cần rèn luyện mình nhiều yếu tố từ kinh nghiệm, từ sự nhẫn nãi, từ sự tinh tế….Bởi vậy, chúng ta cần chấp nhận một công việc lương thấp để có được kinh nghiệm. Sau đó mọi thứ trở nên dễ dàng hơn.

Cũng không hoàn toàn bó buộc cho các bạn sinh viên. Bởi các bạn đang sống trong một xã hội chuộng hình thức, ảo tưởng sức mạnh.

Các trường đại học đào tạo sinh viên không cho lối ra. Bởi vậy sinh viên bước vào mừng khấp khởi, bức ra lo ngấp ngoải. Khi đào tạo, các trường nên liên kết các công ty, doanh nghiệp, điểm đầu ra cho sinh viên. Nên tìm hiểu thực sự họ đang cần gì để cung cấp đúng nhu cầu đó. Có như vậy, sinh viên mới bớt lo toan lối ra.

Bên cạnh kiến thức, các trường đại học có thể trau dồi cho sinh viên những kĩ năng như kĩ năng giao tiếp, xin việc, phỏng vấn…để sinh viên tự tin khi đến các cơ sở xin việc.

Như vậy, cùng với sự thay đổi của xã hội, sinh viên cần nỗ lực hơn nữa trong việc thay đổi chính bản thân mình từ niềm tin, sự cần mẫn, đến năng lực và kĩ năng của các bạn. Có như vậy các bạn mới có thể giúp mình thoát ra khỏi thực trạng hiện tại.

                                                                                                   

                                                            Phương Uyên      

Bình luận