Bài thuyết trình của cha Paul Lưu Quang Bảo Vinh CSsR trong cuộc hội thảo truyền giáo
LOAN BÁO TIN MỪNG CHO NGƯỜI THÀNH THỊ TRONG MỘT THẾ GIỚI BỊ TỔN THƯƠNG
I/ Cái nhìn của Đức Thánh Cha (ĐTC) về vấn đề loan báo tin mừng và vai trò của anh chị em giáo dân.
Vào ngày 17-6-2016, ĐTC có một cuộc gặp gỡ với hội đồng Giáo Hoàng về giáo dân Ngài nói: chúng ta ngày nay hơn bao giờ hết rất cần những anh chị em giáo dân.
- Được đào luyện tốt, được đức tin chân chính thúc đẩy và có một đời sống được tình thương xót thiết thân của Chúa Kito chạm đến. Một đức tin mạnh mẽ mà những anh chị em, những người sống đức tin đó sẽ kinh nghiệm được rất cụ thể sự đụng chạm của Chúa của mình. Nói cách khác đây là khuôn mặt của những anh chị em giáo dân với một đức tin mạnh mẽ.
- Chúng ta cần anh chị em giáo dân dám liều lĩnh với đôi tay lấm lem của mình, không sợ mắc sai lầm và dám lên đường với Hội Thánh.
- Những anh chị em có tầm nhìn tương lai. Không phải là tương lai của một cá nhân mà là tương lai của một Hội Thánh đang hướng chúng ta đến và không bị trói buộc bởi những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, cùng chung một nhịp thở với Hội Thánh.
- Cần những anh chị em giáo dân dám mơ với giấc mơ của Hội Thánh. Đó là giấc mơ nhận biết Thiên Chúa là Cha. Nói cho cả thế giới này biết rằng thế giới này có một vị Thiên Chúa là Cha, con của Ngài là Đức Giesu Kito, Đấng được sai đến để cứu độ trần gian. Chúng ta mơ giấc mơ cả thế giới này nhận biết Thiên Chúa là Cha và tuyên xưng Chúa Giesu là Chúa và là Thầy của mình.
Những anh chị em giáo dân đó là những khuôn mặt của những anh chị em giáo dân thừa sai với một đức tin mạnh mẽ, dám liều, dám làm, dám lên đường, có tầm nhìn và có cùng một giấc mơ với hội thánh.
Ngài nhấn mạnh đức tin mà chúng ta thể hiện trong cái sứ mạng của mình không gì khác hơn là chúng ta sống với căn tính Bí Tích Thánh Tẩy, Bí Tích làm cho mỗi giáo dân trở thành môn đệ thừa sai của Chúa Kito, trở thành ánh sáng, muối đất thế gian và men biến đổi thực tại từ bên trong. Cho nên khi chúng ta lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy thì từ căn tính chúng ta đã là thừa sai, đã là muối đất, đã là men, đã là ánh sáng. Và Ngài nói ơn gọi người Kito hữu từ bản chất là ơn gọi làm tông đồ (Công đồng vaticano 2, sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của giáo dân).
Một cơ thể sống động là hình ảnh một hội thánh gắn bó với Chúa Giesu Kito là đầu. Không chi thể nào hoàn toàn thụ động nhưng cùng tham dự vào hoạt động và đời sống của toàn thân thể. Trong nhiệm thể của Chúa Giesu Kito Hội Thánh thì mỗi chi thể hoạt động theo chức năng của mình làm cho thân thể được lớn mạnh. Vì vậy với mỗi chi thể chúng ta có một đặc ân khác nhau, không có một chi thể nào tê liệt mà là những chi thể sống động của Chúa Giesu Kito cùng hiệp thông với nhau và cùng thể hiện cái sứ mạng của Chúa Giesu Kito là mang ơn cứu độ của Thiên Chúa đến cho mọi người.
Vì vậy mà ĐTC nói loan báo tin mừng là bổn phận và quyền lợi của anh chị em giáo dân. Có nghĩa là chúng ta không thể không làm. Nếu chúng ta không làm có nghĩa là chúng ta đánh mất cái quyền lợi căn bản mà chúng ta thể hiện căn tính của chúng ta lá Kito hữu.
Nếu chúng ta là những thừa sai giáo dân thì chúng ta cần 4 động từ:
- Một cộng đoàn loan báo tin mừng là phải biết làm thế nào để bắt đầu mà không sợ hãi.
- Vươn ra tới mọi người, đối tượng của chúng ta không phải là một nhóm người mà là tất cả mọi người đều là đối tượng của Hội Thánh, của Tin Mừng Thiên Chúa.
- Tìm kiếm những anh chị em ở xa, có nghĩa là chúng ta phải lên đường để đến với những người nguội lạnh, để tìm kiếm những con chiên lạc.
- Băng qua mọi rào cản để mời gọi, để đưa những anh chị em ngoài Hội Thánh vào những ngôi nhà của Giáo Hội. Tất cả chúng ta cần phải có một tầm nhìn đầy bí mật để cùng hướng về tương lai.
Cho nên chúng ta là những người mang nơi mình niềm hy vọng cho cả thế gian này. Nói cách khác chúng ta là ánh sáng thật sự. Chúng ta không làm một mình mà chúng ta làm cùng hội thánh với tư cách là chúng ta đi trong tầm nhìn của hội thánh.
Truyện kể rằng trong khi bầu Giáo Hoàng, có những buổi mà các vị Hồng Y được lên nói chuyện với Hồng Y đoàn. Khi đó Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, là Đức Giáo Hoàng Phanxico, Ngài có nhận định về căn bệnh của Hội Thánh: Căn bệnh căn bản của Hội Thánh ngày nay là say mê mình, đó là căn bệnh tự yêu mình. Khi Hội Thánh không đi ra khỏi chính mình để loan báo Tin Mừng thì Hội Thánh trở thành tự kỷ và bệnh hoạn. Linh đạo của thế gian là sống khép kín, cho mình, vì mình và dừng lại ở chính mình, linh đạo đang chi phối cả thế giới. Đây là điều sẽ hủy hoại Hội Thánh nếu Hội Thánh đi vào căn bệnh đó. Vì thế Hội Thánh cần được canh tân. Nếu chúng ta bầu Giáo Hoàng thì vị Giáo Hoàng của chúng ta phải là người từ chính sự chiêm ngắm của Chúa Giesu Kito, thờ phượng Chúa Kito sẽ giúp cả Hội Thánh đi ra khỏi chính mình và đến với những ai đang ở vùng ngoại biên. Ngay khi lên Giáo Hoàng, sứ điệp đầu tiên mà Ngài mời gọi cả Hội Thánh là đi ra, một cuộc xuất hành và trong cuộc xuất hành đó Hội Thánh đi về căn tính của mình. Khi Ngài còn là Hồng Y, khi được một nhà báo phỏng vấn, Ngài nói: Không chỉ vì sứ mạng của Hội Thánh là loan báo Tin Mừng nhưng vì nếu không làm như thế thì chúng ta làm hại chính mình thôi. Hội Thánh ngày nay đang giới hạn mình trong công việc của điều hành giáo xứ, khép kín trong một cộng đoàn. Có nghĩa là kinh nghiệm những gì mà một tù nhân đang kinh nghiệm, đó là bị teo cơ bởi vì không vận động, đó là bị tinh thần phân liệt. Nếu Hội thánh chỉ dừng lại ở giáo xứ của mình, chỉ dừng lại ở việc chăm sóc cộng đoàn của mình thì coi chừng Hội Thánh đó đang bị bệnh, Hội Thánh đó đang kinh nghiệm mà một tù nhân đang kinh nghiệm, bị teo cơ vì không vận động và bị tinh thần phân liệt. Đó là loại bệnh khiến cho người ta tách ra khỏi cuộc sống, gói mình vào trong bản thân mình và bế tắc nơi chính mình.
Cho nên trong cuộc phỏng vấn gần đây nhất vào tháng 6, Ngài trả lởi rất rõ về vai trò của anh chị em giáo dân: Một Hội Thánh chỉ biết bảo vệ đoàn chiên bé nhỏ của mình nghĩa là chỉ tập trung trực tiếp vào giáo dân của mình như những bệnh nhân thì đó là một Hội Thánh đang bị bệnh. Đối với các cha, Ngài nói canh tân Hội Thánh là giáo dân sống sức mạnh của Bí Tích Thánh Tẩy, đó sống với căn tính của mình, đó là cùng chết với Chúa Giesu Kito, cùng sống lại với Ngài và được sai đi trong Thần Khí mang chính sự sống của Chúa Giesu Kito, mang tin vui mà Chúa của chúng ta đã sống lại, mang ánh sáng của Chúa đến cho thế gian này.
Ngài định nghĩa rất rõ canh tân Hội Thánh là giáo dân sống mạnh mẽ Bí Tích Thánh Tẩy mà nơi đó có 4 điều cần được thực hiện:
- Làm dậy men tình yêu của Thiên Chúa trong xã hội của mình.
- Tạo và gieo niềm hy vọng của Tin Mừng Cứu Độ, niềm hy vọng của chính Chúa Giesu Kito.
- Công bố đức tin không phải từ tòa giảng nhưng từ đời sống hằng ngày của mình. Ba yếu tố đức tin, đức cậy, đức mến làm dậy men tình yêu, gieo niềm hy vọng, công bố đức tin từ chính đời sống của mình.
- Chúng ta phải tham dự vào màu nhiệm hy tế của Chúa Giesu Kito cho nên anh chị em giáo dân hãy vác thập giá của mình hằng ngày. Đừng vác thập giá của các linh mục, hãy vác thập giá của giáo dân. Các cha cũng đừng chất thập giá của mình lên anh chị em giáo dân của mình. Họ có thập giá riêng của họ. Nói một cách khác trong đức tin, đức cậy, đức mến, của mình chúng ta đi vào trong thế giới này, ôm lấy thế giới này như chính Chúa Giesu đã ôm lấy và làm dậy men, gieo niềm hy vọng vào trong chính môi trường đó.
Trong đức tin, đức cậy, đức mến mà chúng ta sống chúng ta đi vào thế giới này, ôm lấy thế giới này như chính Chúa Giesu đã ôm lấy và làm dậy men tình yêu, gieo niềm hy vọng vào chính môi trường đó. Chúng ta thấy được ý tưởng rất xác tín về việc canh tân Hội Thánh của ĐTC đó là Hội Thánh mà sức mạnh nằm ở anh chị em giáo dân.
Vào một cuộc phỏng vấn gần đây Ngài cũng nói về vai trò của anh chị em giáo dân như thế này: Hãy ra khỏi chính mình và hãy dám liều lĩnh loan báo Tin Mừng. Ngài nhắc nhở các anh em linh mục: Nhiều lúc chúng ta những giáo sỹ, giáo mục, linh mục nghĩ rằng việc tốt nhất chúng ta làm cho anh chị em giáo dân của mình đó là chúng ta phát cho họ những cái túi chống mối mọt để họ cất quần áo, họ cất cả cuộc đời của họ vào trong cái túi đó. Có nghĩa là anh em linh mục thường lo lắng bảo vệ cho anh chị em giáo dân giống như một cái túi có hóa chất dùng để cất giữ, chống mối mọt, để bảo đảm không bị hư. Hãy bảo anh chị em giáo dân ra khỏi chiếc túi đó, ra khỏi cái hang an toàn của mình để mang Tin Mừng của Chúa Giesu Kito đến cho mọi người. Tin Mừng là để chia sẻ, Tin Mừng không phải để cất giữ, điều này cần sự can đảm.
Ngài cho chúng ta thấy 5 điều để một giáo dân thừa sai có thể hành động.
- Hãy can đảm bước ra vùng thoải mái an toàn của mình. Chính vùng thoải mái đó làm chúng ta phản bội căn tính của chúng ta. Sự can đảm lên đường này gọi là nhiệt huyêt tông đồ. Hãy mang những gì chúng ta nhận được từ Chúa và trao lại cho người khác. Chúng ta nhận được Lời của Chúa, chúng ta nhận được ân huệ của Chúa, chúng ta nhận được Thần Khí của Chúa chúng ta hãy trao lại cho anh chị em của mình. Cho nên việc đầu tiên là chúng ta làm là hãy can đảm ra khỏi vùng an toàn của mình.
- Phải cầu nguyện luôn khi lên đường. Chúng ta không làm việc một mình nhưng là chúng ta lên đường với Chúa. Chính sự cầu nguyện giữ chúng ta luôn ở với Chúa, được ở trong Chúa và hiệp nhất anh chị em với nhau. Thiếu sự cầu nguyện là thiếu can đảm vì thiếu chính Chúa. Và như thế cũng thiếu sự thông công với các Thánh. Cho nên vừa can đảm dám ra khỏi vùng an toàn của mình nói theo ngôn ngữ của ĐTC là không sợ mắc sai lầm và không để bất cứ rào cản nào ngăn cản chúng ta lên đường.
- Đời sống của một giáo dân không thể thiếu đó là Lectio Divina. Ngài nói ngẫm suy kinh thánh theoo Lectio Divina là một cách hữu hiệu cho mỗi người chúng ta. Ít nhất mỗi ngày chúng ta phải có 15 phút để đọc và ngẫm lời Chúa để lời Chúa thấm vào anh chị em. Nơi người Kito hữu, Hội Thánh trở thành Hội Thánh cầu nguyện và chính nhờ cầu nguyện đó Hội Thánh trở thành Hội Thánh lên đường. Cho nên chúng ta phải có cái chất và nội lực của chúng ta không gì khác hơn chính là Lời Chúa.
- Thờ phượng Chúa. Chính khi chúng ta đặt Chúa là Chúa của mình và thờ phượng Ngài như một vị Thiên Chúa cứu độ chúng ta thì quyền năng của Đấng Cứu Độ sẽ ở nơi chúng ta. Kito hữu là người biết thờ phượng, thờ phượng không thỏa hiệp.
Tinh thần của thế gian cũng đến từ Thiên Chúa. Tinh thần của thế gian thường khởi đi từ đồng tiền, ngang qua đồng tiền mà vào cuộc sống của chúng ta. Đồng tiền cho bằng sự an toàn nhưng đó không phải là sự an toàn mà chúa muốn. Ngài có lấy lại bài giảng của đức Benedicto thức 16, một chi tiết rất đặc biệt trong sách xuất hành: Chúa nói với ông Mose hãy nói với Pharaoh hãy thả dân ta ra để chúng thờ phượng Ta trong sa mạc. Mose với thông điệp đó xác định rất rõ rằng cuộc xuất hành này là một cuộc thờ phượng, hãy thả dân Ta ra để dân của ta đi thờ phượng Ta trong sa mạc và kết quả là Pharaoh thả với điều kiện đầu tiên là đừng đi quá xa. Nhưng Mose không đồng ý. Pharaoh không cho đi. Lần thứ hai Pharaoh đồng ý cho đi với điều kiện đàn ông đi đàn bà ở lại. Nhưng Mose vẫn không đồng ý. Vẫn chưa có thỏa hiệp. Lần thứ ba Pharaoh cho đi với điều kiện đàn ông, đàn bà, con nít đi hết còn súc vật phải ở lại, Mose vẫn không đồng ý. Bởi vì khi thờ phượng sẽ không biết dâng cho Chúa của lễ gì khi đến núi của Ngài.
Qua câu chuyện của đức Benedicto 16, ĐTC Ngài nói rằng thờ phượng Thiên Chúa chúng ta không có thỏa hiệp với quyền lực thế gian, không thỏa hiệp và không dính dáng gì đến với tiền của thế gia. Đức Chúa là duy nhất và chỉ có mình Ngài mà thôi, chính ngài là chi phối duy nhất trong cuộc sống của chúng ta.
- Thực hành lòng thương xót là cốt lõi của Tin Mừng, nói cách khác đức ái Kito giáo sẽ luôn đi trước, chính trong kinh nghiệm được yêu và được cứu khiến cho chúng ta không thể ngồi yên trong nhà nhưng phải lên đường loan báo Tin Mừng và sẵn sàng hy sinh cả mạng sống để mọi người được cứu độ.
Đó là cái nhìn của ĐTC Phanxico và Ngài kết bằng một cụm từ rất hay. Ngài nói, anh chị em là những môn đệ thừa sai trong sự hiệp thông của Chúa Kito và với nhau. Chúng ta không phải là cá nhân loan báo, chúng ta không phải là một nhóm riêng lẻ loan báo mà chúng ta ở trong tương quan hiệp thông với Hội Thánh và Chúa Giesu Kito là đầu. Chúng ta đi theo Ngài và chúng ta được sai đi. Cho nên giáo dân thừa sai được gọi là những môn đệ thừa sai trong sự hiệp thông.
II/ Cái nhìn của hội dòng và tổng công hội
Với hàng từ “in communion”, đã nối kết chúng ta với nhà dòng. Điều mà khiến cho tất cả anh em tổng công nghị viên tham dự tổng công hội đều nhận ra rất rõ khi đưa tài liệu làm việc cho Đức Tổng Giám Mục Antonio Tagle, Tổng Giám Mục Malina thì Ngài rất ngạc nhiên, có một hàng từ xuất hiện liên tục và chi phối toàn bộ các bản văn đó là hàng từ liên đới “solidarity” . Và Ngài phân tích đúng là cái động từ liên đới này không có ở trong kinh thánh nhưng cái nghĩa thì đại bởi vì trong kinh thánh cái nghĩa rất gần gũi, thấm trong bản văn kinh thánh đó là “communial” là sự hiệp thông. Bởi vì Hội Thánh của Chúa Kito là Hội Thánh trong sự hiệp thông. Mà hình ảnh của sự hiệp thông không gì khác hơn là thân mình của Chúa Giesu Kito, nơi đó các chi thể hiệp thông với nhau trong Chúa Giesu Kito, Đấng là đầu, cùng một sự sống của chúa Giesu Kito là thần khí. Và trong sự hiệp thông đó tất cả các chi thể, nói theo ngôn ngữ của ĐTC đó là mọi chi thể đều sống động trong đặc sủng riêng của mình. Trong ý tưởng đó Đức Tổng Giám Mục Tagle đã giúp cho công hội đi vào sự hiệp thông, liên đới với Hội Thánh và là một Hội Thánh đang ở trong thế giới bị tổn thương. Vì vậy sứ điệp của tổng công hội thứ 25 này gửi đến cho toàn thể nhà dòng và cho tất cả anh chị em giáo dân thì cha tổng quyền Michael Brehl, mục đầu tiên Ngài nói trong sự hiệp thông chúng ta hãy chú tâm đến những vết thương của thế giới.
Trong chủ đề của tổng công hội, những chứng nhân của Chúa cứu thế với sự liên đới của sứ vụ trong một thế giới bị tổn thương, cái mà gắn kết chúng ta lại với nhau là liên đới với nhau. Nhưng điều gì khiến chúng ta đến với nhau, điều gì khiến chúng ta trở thành sức mạnh và sẵn sàng lên đường, đó là vì sứ vụ. Chính vì sứ vụ mà chúng ta đến với nhau. Cha bề trên tổng quyền Michael Brehl Ngài nói rằng thế gới chúng ta đang sống là thế giới đầy tổn thương do chiến tranh, do bạo động, do nghèo đói, do khủng hoảng xã hội, chính trị, môi trường và nạn nhân phải gánh chịu nhiều nhất là người nghèo. Và chúng ta hãy chú tâm đến những vết thương của anh chị em mình. Nói theo ngôn ngữ của Đức Tổng Giám Mục Tagle, Ngài nói: Như thánh Toma, hãy chạm vào những vết thương của Chúa Giesu Kito nơi anh chị em mình. ĐTC Phanxico ngay ban đầu trong triều đại Giáo Hoàng của Ngài, Ngài đã nhắc chúng ta đừng quên người nghèo. Với tư cách là giáo dân thừa sai dòng Chúa Cứu Thế, chúng ta đừng quên người nghèo và những người bị bỏ rơi nhất. Thời đại ngày hôm nay là thời đại của người nghèo và đây cũng là thời mà chúng ta được sai đi. Đây cũng là sứ điệp của tổng công hội 25 vừa rồi. Chúng ta đừng sợ thế giới bị tục hóa, hãy can đảm lên đường bởi vì nó cho chúng ta có nhiều hiểu biết và chúng ta có thể sử dụng những phương tiện đó để loan báo Tin Mừng. Nói cách khác, theo lời mời gọi của ĐTC vang lên cách mạnh mẽ, thúc đẩy chúng ta ra đi, ra khỏi cái vùng an toàn nơi bản thân mình mà vươn đến những vùng ngoại biên đang cần ánh sang của Tin Mừng.
Tổng công hội 25 chất vấn tu sỹ dòng Chúa Cứu Thế và tất cả những anh chị em chia sẻ cùng đặc sủng.
Theo cha tổng quyền Michael Brehl, Ngài có định nghĩa: Gia đình Chúa Cứu Thế chỉ sự bao gồm và rộng khắp của dòng Chúa Cứu Thế, đó là quý cha, quý thầy, các sơ, các hiệp hội và tất cả anh chị em giáo dân thừa sai đang chia sẻ cùng một đặc sủng của nhà dòng.
Tổng công hội chất vấn chúng ta:
- Cấu trúc nào của chúng ta đang cản trở nỗ lực loan báo Tin Mừng. Chúng ta phải nhận ra cái tình trạng của mình. Nó khiến cho chúng ta không dám can đảm lên đường, khiến cho chúng ta không dám đi ra khỏi chính mình, không dám ra khỏi vùng an toàn của mình, khiến cho chúng ta sợ hãi.
- Liệu chúng ta có can đảm hỏi chính mình rằng đâu là vùng ngoại biên, xác định cụ thể đâu là vùng ngoại biên tôi và đơn vị của tôi đang cần hiện diện để loan báo tin mừng. Khi nói đến vùng ngoại biên là nói đến những khuôn mặt mà chúng ta đang hướng đến để đem Tin Mừng của Chúa và chúng ta có can đảm ra đi.
- Chúng ta có sẵn sàng và mong muốn thể hiện sứ vụ của mình. Chính sự mong muốn, sự hiệp thông trong nỗi thao thức cùng Hội Thánh đó khiến cho chúng ta dám dứt bỏ, khiến cho chúng ta dám lên đường.
Trong quyết định số 42 của tổng công hội 25 có một điều rất đặc biệt đó là kể từ đây tổng công hội sẽ sửa điều khoản quy định về các cuộc hội của tổng công hội là sẽ có đại diện anh chị em giáo dân. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của anh chị em giáo dân trong sư vụ của nhà dòng. Bởi vì tổng công hội khẳng định “tổng công hội nhận thấy sự giàu có và phong phú đặc sủng mà Chúa cho anh chị em giáo dân. Nhờ đó sự hiện diện và lời ngôn sứ có thể tồn tại trong thế giới này. Mà mỗi anh chị em đó mang cái nét đặc biệt của mình trong cái đặc sủng đó. Và chính nhờ anh chị em giáo dân đó mà sự hiện diện và lời của Chúa có thể tồn tại. Vì vậy trong tổng công hội 21 năm 1994 có một tài liệu rất đặc biệt về giáo dân thừa sai. Tài liệu đó quyết định thành lập giáo dân thừa sai Chúa cứu thế như những cộng sự viên tham dự vào đời sống tông đồ của Chúa Cứu Thế chí thánh. Điều này mời gọi các cộng đoàn dòng Chúa Cứu Thế phải mở ra cho anh chị em giáo dân, nhờ đó mà có thể chia sẻ nhiều hơn kinh nghiệm sống, làm việc và linh đạo của nhà dòng. Sự thật là ngày nay Chúa Thánh Thần thúc đẩy anh chị em giáo dân cộng tác ngày càng nhiều hơn vào việc loan báo Tin Mừng cho người nghèo. Điều này tạo nên một dấu chỉ thời đại quý giá cho Hội Thánh và cho cộng đoàn dòng Chúa Cứu Thế. Vì thế chúng ta là những thừa sai dòng Chúa Cứu Thế hãy tích cực và nhanh chóng đáp ứng lại dấu chỉ này.
5 điều mà cha bề trên cả yêu cầu các cộng đoàn dòng Chúa cứu thế phải làm trong tương quan với anh chị em giáo dân.
- Chúng ta hãy khuyến khích anh chị em giáo dân nhận biết sự trưởng thành hơn về ơn gọi đặc biệt của mình được bám rễ trong Bí Tích Thánh Tẩy cũng như nhanh nhẹn và quảng đại hơn trong việc đáp lại lời mời gọi lên đường của Chúa Thánh Thần.
- Mời gọi anh chị em giáo dân thẳng thắn tham dự vào sứ vụ và linh đạo của hội dòng.
- Mở rộng đón tiếp anh chị em giáo dân ở các cộng đoàn dòng Chúa Cứu Thế đồng thời hãy chú tâm đào tạo cho các thầy, sinh viên có khả năng cộng tác với anh chị em giáo dân, các cộng đoàn phải là các cộng đoàn mở
- Bản thân linh mục tu sỹ dòng Chúa cứu thế phải luôn cởi mở chính mình để được bồi đắp cách phong phú bởi những gì Thần Khí Thiên Chúa đang hoạt động nơi anh chị em của mình.
- Phải luôn lắng nghe, chú tâm đến nhu cầu ước muốn của anh chị em giáo dân cũng như tôn trọng những đóng góp mà trong hoàn cảnh gia đình, xã hội đang góp phần trong hội thánh.
Quy tắc chung của giáo dân thừa sai dòng Chúa Cứu thế:
Số 39, tổng công hội thiết lập giáo dân thừa sai Chúa Cứu Thế chí thánh với sự diễn tả trọn vẹn nhất sự cộng tác và tham dự của anh chị em giáo dân vào đời sống tông đồ của nhà dòng. Một sự diễn tả trọn vẹn nhất của cộng tác và tham dự vào trong sứ vụ và đời sống của nhà dòng:
Số 41, giáo dân thừa sai Chúa cứu thế chí thánh không phải mục giảng thứ hai của tu sỹ dòng Chúa Cứu Thế… Họ cho thấy sự phát triển về tổ chức và mở rộng khắp nơi về cộng đoàn dòng Chúa Cứu Thế. Ở đâu có giáo dân thừa sai Chúa Cứu Thế ở đó có nhà dòng Chúa Cứu Thế đang hiện diện.
Số 42, anh chị em giáo dân thừa sai cùng tu sỹ dòng Chúa Cứu Thế làm thành một gia đình dòng Chúa Cứu Thế ở nhiều cấp độ thuộc về và cam kết khác nhau. Tu sỹ là cam kết với những lời khấn dòng, anh chị em giáo dân là cam kết dấn thân nhưng tất cả đều thuộc về nhà dòng. Hôm nay cùng nhau đi theo Chúa Giesu Kito Cứu Thế loan báo Tin Mừng cho người nghèo.
Số 46, giáo dân thừa sai Chúa Cứu Thế cam kết chính mình chia sẻ sứ vụ của dòng Chúa Cứu Thế, đó là đi theo Đức Giesu Cứu Thế loan báo Tin Mừng cho người nghèo được thực hiện cách phù hợp với các ưu tiên tông đồ của các đơn vị khác nhau của hội dòng. Tuy nhiên anh chị em giáo dân thừa sai dòng Chúa Cứu Thế sống chọn lựa ưu tiên cho những nhu cầu khẩn thiết và chọn lựa người nghèo từ cuộc sống của mình mà nơi đó gia đình là công việc, là trách nhiệm. Khi đã là giáo dân thừa sai Chúa Cứu Thế với những cam kết thì ưu tư đầu tiên của chúng ta luôn chọn lựa là người nghèo ngay tại môi trường sống của chúng ta, là gia đình, là công việc, là trách nhiệm của anh chị em.
Số 48, giáo dân thừa sai Chúa Cứu Thế cam kết sống triều kích mầu nhiệm nhập thể rõ nét và hiệu quả khi chia sẻ đời sống với mọi người, đặc biệt là người nghèo.
Số 50, chúng ta phải thúc đẩy và bảo vệ những quyền căn bản của người nghèo về công lý về tự do để thiết lập một mối bận tâm liên tục nơi anh chị em giáo dân thừa sai.
Những đề nghị cụ thể: được bám rễ, được nuôi dưỡng cùng một linh đạo thật cần thiết để anh chị em giáo dân thừa sai:
- Được tham dự đôi lần vào đời sống cầu nguyện và suy ngẫm lời chúa của cộng đoàn địa phương.
- Chia sẻ những sự kiện quan trọng của đời sống gia đình dòng Chúa cứu thế
- Có một vai trò cộng sự trong cam kết phục vụ của cộng đoàn.
- Để cho anh chị em giáo dân cộng tác tích cực vào những chương trình cụ thể của các ưu tiên tông đồ của tỉnh dòng.
Chúng ta đang chia sẻ sứ mạng của Hội Thánh và dòng Chúa Cứu Thế đang mang nơi mình cái cốt lõi của sứ mạng đó là loan báo Tin Mừng cho người nghèo. Và cái sứ mạng đó nằm ở cái cam kết của anh chị em giáo dân thừa sai.
30/12/2017, Đan viện Châu Sơn, Ninh Bình
Truyền thông SVCG Thái Hà