Con người không thể sống thiếu tình yêu. Nếu tình yêu không được bày tỏ cho con người, nếu con người không tìm gặp tình yêu, nếu con người không thể cảm nghiệm và tiếp nhận tình yêu, nếu con người không tham dự mật thiết vào tình yêu, thì con người vẫn là một hữu thể không thể hiểu nổi chính mình. Đây là lý do, như đã được nói đến rồi, vì sao Đức Ki tô – Đấng Cứu chuộc – “mặc khải trọn vSAẹn cho con người biết về Người”. Nếu chúng ta có thể diễn tả như thế, là do trong huyền nhiệm Cứu Chuộc đã có chiều kích nhân loại. Nơi chiều kích này, con người tìm lại được phẩm giá, tính cao cả, và giá trị của nhân tính. Và có thể nói, trong mầu nhiệm Cứu Chuộc, con người mang “diện mạo” mới, như thể được tạo dựng lần nữa. Đúng là con người được làm mới lại! “Không còn chuyện phân biệt Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Ki tô” (Gl 3,28).
Ai muốn hiểu thấu chính mình, không phải dựa theo những thước đo và tiêu chuẩn nhất thời, phiến diện, thường nông cạn và thậm chí ảo tưởng về bản chất con người, thì phải đến gần với Đức Ki-tô với những bất toàn và bất định của mình, mặc cho sự yếu đuối và tội lỗi của bản thân, bằng cả sự sống và cái chết của mình. Có thể nói người đó phải đi vào Đức Ki-tô với tất cả những gì riêng tư của mình, phải “nhận lấy” và đồng hóa toàn bộ thực tại của mầu nhiệm Nhập thể và Cứu rỗi vào bản thân để có thể tìm lại được chính mình.
Nếu tiến trình trên diễn ra nơi một con người, thì người ấy thu nhận được kết quả không phải chỉ tôn thờ, thuần phục Thiên Chúa, mà còn ngạc nhiên sâu sa về chính mình. Con người thật quý giá trong mắt Đấng Sáng tạo, nếu người ấy “có nơi mình một Đấng Cứu chuộc vĩ đai”.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, Thông điệp Redemptor Hominis (1979), 10
Docat