Hãy bảo vệ bản thân!
Những người đang làm việc tại Nhật Bản nơi làm việc của bạn có vấn đề gì không?
Bây giờ dù không có vấn đề gì đi nữa thì cũng không thể biết được khi nào bị thương do làm việc và có lẽ sẽ phải nhập viện do bị bệnh. Hơn nữa, việc không nhận được lương hay việc tự nhiên bị đuổi việc cũng có.
Nếu bị nói là “về nước đi” thì nên làm thế nào?
Đến lúc đó thì việc trang bị hàng ngày là quan trọng.
Xin gửi tới mọi người những thông tin quan trọng cần biết lúc đó.
HÃY BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CHÍNH MÌNH!
- À, xin đừng vứt cái đó đi!
BẢN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, BẢNG LƯƠNG
Bạn đã nhận bản hợp đồng lao động từ công ty chưa?
Bản hợp đồng lao động là giấy tờ quan trọng gi lại nội dung hợp đồng hiuwax bạn với công ty về mức lương, thời gian làm việc hay nội dung công việc…
Khi gặp rắc rối với công ty thì giấy tờ này rất cần thiết nên hãy bảo quản cẩn thận. Trong trường hợp không được công ty trao cho thì hãy chụp ảnh hoặc nắm vững nội dung.
Ngoài ra, bảng lương cũng là tư liệu quan trọng. Những khoản tiền mà bị trừ từ tiền lương như là tiền bảo hiểm, tiền nhà, tiền lương, thời gian làm thêm giờ hay thời gian làm việc thì được ghi vào một tờ giấy nhỏ.
Xin đừng vứt bảng lương đi mà hãy bảo quản cách cẩn thận. Những thông tin quan trọng được viết rất nhiều.
Có thể kiểm tra được tiền lương, tiền làm thêm giờ của mình có được trả cách chính xác hay không.
Khi không được nhận lương, khi yêu cầu bồi thường do bị đuổi việc hay khi dùng bảo hiểm lao động do bị thương thì bảng lương sẽ là chứng cứ rất quan trọng.
Vì vậy, tuyệt đối không được vứt đi!
- Những lúc như vậy bạn có thể thuyết minh về việc của công ty không?
Hãy nắm vững thông tin của công ty mình!
Khi xảy ra sự cố như là khi không được trả lương, khi phải ra khỏi chỗ làm hay khi bị thương ở nơi làm việc thì trao đổi với ai đó để yêu cầu giúp đỡ.
Đây là những thứ chắc chắn sẽ được hỏi: Tên công ty? Địa chỉ? Số điện thoại? Tên giám đốc?
Đây là những thông tin tối thiểu cần thiết để giải quyết vấn đề. Hãy nắm vững tên công ty, địa chỉ công ty, số điện thoại, tên của cấp trên hay giám đốc.
Người không thể đọc được tiếng Nhật thì hãy chụp ảnh biển số xe ôtô hoặc thông tin nhà của giám đốc hay bảng hiệu có ghi địa chỉ hoặc tên của công ty.
Từ những thông tin đó mà có trường hợp có thể tìm thấy người có trách nhiệm của công ty. Hãy nỗ lực bảo vệ bản thân bằng cách thu thập thông tin của công ty.
- Để nhận lương cách chính xác hãy ghi chép lại thời gian làm việc.
Người đang nhận lương theo giờ thì lương nhận được sẽ được quyết định bằng số giờ đã làm việc.
Lương của bạn có được tính toán đúng hay không?
Việc nhầm lẫn hay bị lừa lọc thì không ít.
Hãy tự mình tính toán thời gian làm việc của mình.
Hãy tự mình nắm vững thời gian buổi sáng đến chỗ làm và thời gian kết thúc công việc.
Dù là công ty có thẻ tính giờ nhưng vẫn có việc lưu lại không đúng.
Để không gặp rắc rối thì việc chụp ảnh có lẽ là hữu ích.
Cũng có việc ghi chép của thẻ tính giờ bị sai sót.
Những lúc như vậy thì việc ghi chép hằng ngày của mình rất hữu ích.
Hãy ghi chép lại vào sổ thời gian của công ty, thời gian về hay thời gian ngày nghỉ mà đi làm.
Hãy nỗ lực ghi chép lại thời gian lao động của mình qua ứng dụng, ảnh hoặc ghi chú của điện thoại.
Trong trường hợp chưa nhận được phần tăng tỉ lệ của ngày nghỉ, làm đêm hay làm thêm thì sau đó có thể yêu cầu lại.
Hãy ghi chép cẩn thận.
4. Trong lúc đang làm việc mà bị thương nhưng không có tiền đi viện thì làm thế nào?
Ở Nhật khi bị thương trong lúc làm việc thì có chế độ bảo hiểm tai nạn cho người lao động. Họ sẽ bồi thường tiền công trong thời gian không thể làm việc hay tiền trị liệu. Tuy nhiên, về việc bị thương khi làm việc thì có công ty sẽ nói là “không có chuyện đó”. Nếu bị thương trong lúc làm việc thì đầu tiên hãy làm cho người xung quanh biết việc đó. Việc kêu lên “đau” cũng rất quan trọng. Và hãy báo cáo cho người có trách nhiệm ở chỗ đang làm việc. Hãy nói với người của công ty là “hãy đưa tôi đến bệnh viện”.
Nếu không được công ty đưa đi viện thì tự mình đi và nói lại với bác sĩ về việc bị thương khi làm việc. Để đăng ký bồi thường bảo hiểm tai nạn lao động thì việc chứng minh của các bác sĩ rất quan trọng.
Trong lúc chưa quên thì hãy ghi chép lại thời gian bị thương. Nó xảy ra trong trạng thái nào hay có người nhìn thấy sự cố đó không? Hình ảnh của máy móc và chỗ bị thương cũng rất hữu ích.
Không chỉ bị thương mà khi bị bệnh do làm việc cũng được bồi thường. Nếu cảm thấy cơ thể có biến chứng thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện.
Ngoài ra, trong trường hợp bị thương trên đường đi làm nếu đủ điều kiện thì cũng có thể nhận bồi thường. Khi bị thương hãy đến bệnh viên ngay và liên lạc với công ty.
- Bị bệnh hay bị thương ngoài giờ làm việc làm thế nào thì tốt?
Khi không thể làm việc trong thời gian dài do bị bệnh hay bị thương ngoài giờ làm việc, dù không được nhận lương cũng đừng nản lòng mà bỏ cuộc.
Nếu bạn đang tham gia bảo hiểm sức khỏe (không kể bảo hiểm sức khỏe quốc dân) thì trong thời gian nghỉ việc bạn có thể nhận tiền trợ cấp do chấn thương và bệnh tật.
Trong trường hợp bác sĩ chuẩn đoán là bạn không thể làm việc hoặc phải nghỉ liên tục trên 4 ngày liên tiếp thì có chế độ có thể được nhận 60% lương.
Khi bị bệnh cũng có lúc công ty thuyết phục rằng “vì không có tiền sinh hoạt và tiền chữa bệnh nên chỉ còn cách về nước” thì hãy chú ý nhưng đừng nản lòng.
Hãy nhớ lại chế độ tiền trợ cấp do chấn thương và bệnh tật.
Ngoài chế độ trợ cấp do bệnh tật và bị thương thì bệnh lao hay HIV cũng được quốc phí hỗ trợ cho phần lớn tiền viện.
Đừng từ bỏ cách dễ dàng mà hãy trao đổi với cơ quan chuyên môn để tìm khả năng tiếp tục làm việc ở Nhật.
- Nếu như có một ngày tự nhiên bạn bị đuổi việc.
Nếu như ở công ty bạn bị nói là “bạn bị sa thải, từ ngày mai không cần đến cũng được”. Bạn sẽ làm gì?
Có lẽ là trong đầu của bạn trở nên trống rỗng và không thể suy nghĩ được gì.
Hãy bình tĩnh. Việc đối ứng lúc đầu tiên rất quan trọng!
Đừng suy nghĩ là “bị giám đốc nói vậy thì không còn cách nào khác” và đừng trả lời rằng “tôi hiểu rồi”.
Xin đừng để bị nói nguyên như thế mà ký giấy tờ.
Nếu làm thế, bạn sẽ phải thực sự nghỉ việc. Xin đừng bỏ cuộc.
Trong luật pháp của Nhật Bản thì không thể sa thải người lao động cách đơn giản được. Đối với việc công ty muốn tự ý sa thải nhân viên thì cũng phải có điều kiện.
Có phải vì bản thân có những điểm thiếu sót hay có những chỗ nhầm lẫn nên có đáng bị sa thải hay không thì chưa thể biết rõ được. Xin đừng từ bỏ cách vô vọng.
Đầu tiên hãy nói với công ty rằng “tôi không chấp nhận, vì tôi còn cuộc sống. Tôi muốn tiếp tục làm việc” và việc biểu hiện ý chí muốn tiếp tục kí kết hợp đồng lao động là quan trọng.
Dù thế nào cũng vẫn bị sa thải thì hãy yêu cầu viết lí do sa thải vào giấy.
Ngoài ra hãy ghi âm lại nội dung cuộc nói chuyện với công ty.
Và hãy nhanh chóng trao đổi với nghiệp đoàn lao động, NGO (tổ chức phi chính phủ), luật sư hay bộ quản lý lao động. Việc sa thải có thể sẽ bị ngăn chặn.
Trong trường hợp bị nói là “thực tập sinh, cút về nước” thì cũng làm những việc được nêu trên. Dù là nghỉ việc thì cũng có trường hợp có thể yêu cầu tiền bảo chứng.
Ủy Ban Tỵ nạn, Di cư, Di trú – Giáo hội Công giáo Nhật Bản
2-10-10 Shiomi, Koto-ku, Tokyo. 135-8585. Hội quán Catholic Japan
Điện thoại 03-5632-4441