Icon Collap
...
Trang chủ / Khảo sát hiểu biết về bệnh lý trí và ý chí

Khảo sát hiểu biết về bệnh lý trí và ý chí

80% hành động của con người được chi phối bởi vô thức. Sự khủng hoảng hành động của con người có khi vì lý trí không biết đâu là đúng-sai, nhưng cũng có khi lý trí biết đúng-sai nhưng vì một số lý do nào đó mà không chịu tuân theo. Vì lẽ đó, chìa khóa của việc giải quyết khủng hoảng hành động, đó chính là…Ý chí. Bước đi trên đường đời, ta luôn rơi vào trạng thái đứng giữa ngã ba đường. Nhiều lúc ta cảm thấy khổ sở trong việc phải đưa ra một quyết định mà không biết chắc nó đúng hay không, nhưng lại có những khi dù ta có đủ kinh nghiệm để biết ngã rẽ nào là tốt nhất song vì một số vướng mắc về mặt ý chí khiến ta bỏ qua lựa chọn. Vậy nên, cuộc đời trở thành bi kịch không chỉ vì sự vô minh mà còn là vì sự thiếu ý chí của chính ta. Sống hưởng thụ một cách tiêu cực (tiêu tán giá trị: sức lực, trí tuệ, thời gian, của cải…) của bản thân thì rất dễ, còn sống vui thú một cách tích cực (gia tăng, tích lũy) đòi hỏi cần phải có đủ ý chí-lý trí. Thế nhưng, không phải ai cũng có được một lý trí minh mẫn và một ý chí thép như mong muốn. Thế giới vô thức vẫn len lõi vào mỗi người chúng ta, gây nên nhưng căn bệnh về lý trí cũng như ý chí. Bởi vậy, trong một lớp học với số lượng thành viên là 57, cha Gioan đã làm một cuộc khảo sát về những căn bệnh liên quan đến hai lĩnh vực này.

Ngang qua việc khảo sát này, chúng ta sẽ biết rõ, hiểu rõ và ý thức hơn những gì bản thân vướng mắc và có cái nhìn tổng quát hơn về những gì liên quan đến lý trí và ý chí của con người.

NHỮNG CĂN BỆNH VỀ LÝ TRÍ 

Nhận thức

  • Diễn đạt sai điều mình muốn nói
  • Diễn đạt thiếu logic
  • Hay chia trí
  • Hiểu được một phần thông tin người khác truyền đạt
  • Hiểu sai ý người khác truyền đạt
  • Hiểu vấn đề nhưng không diễn đạt được
  • Hiểu vấn đề rất chậm
  • Không biết cách giải quyết vấn đề, công việc
  • Không có khả năng quan sát, tổng hợp thông tin
  • Không có khả năng tư duy, phán đoán
  • Không diễn đạt được trọng tâm điều mình muốn nói
  • Không diễn đạt được ý tưởng trong đầu
  • Không hiểu hết những điều mình đang nói
  • Không muốn suy nghĩ
  • Kỹ năng trình bày kém
  • Mất khả năng nhận thức
  • Mất tập trung
  • Miệng nhanh hơn não
  • Nghe mười chỉ hiểu được một
  • Ngộ nhận
  • Người khác nói một đường, mình hiểu một nẻo
  • Người khác nói ý tốt nhưng mình lại hiểu ra ý xấu
  • Nhận thức, tu duy chậm
  • Nói lắp, nói chậm
  • Nói vòng vo
  • Phán đoán sai lệch
  • Quan trọng hóa vấn đề
  • Rối loạn hành vi, ngôn ngữ
  • Thiếu năng trí tuệ
  • Tiếp nhận thông tin sai lệch
  • Tiếp thu kém

Bệnh Trí Nhớ

  • Ám ánh từ phim truyện đã xem
  • Chỉ nhớ những gì vừa xảy ra
  • Đãng trí, mất trí nhớ
  • Điều tốt nhanh quên, điều xấu nhớ dai
  • Hay quên
  • Học xong vài tuần đã không nhớ gì
  • Không nạp thêm được kiến thức
  • Ký ức khiến mình nghiền game, sex
  • Ký ức tình cảm sâu nặng
  • Ký ức tính dục hằng sâu
  • Mất khả năng ghi nhớ
  • Nhớ những ký ức đau thương, sâu đậm
  • Nói trước quên sau
  • Nói xong mà không nhớ mình nói gì
  • Trí nhớ luôn bị xáo trộn, móc nối không logic: loạn trí

Bệnh Tưởng Tưởng

  • Ảo tưởng luôn có người muốn giết hại
  • Ảo tưởng mình là anh hùng, mĩ nhân
  • Ảo tưởng mình thông minh, tài giỏi
  • Ảo tưởng ai nhìn mình là thích mình
  • Không kiếm soát được trí tưởng tượng
  • Loạn thần do đọc quá nhiều sách
  • Luôn nghe thấy tiếng nói trong đầu
  • Luôn tưởng tượng mình phạm tội
  • Nói chuyện với người vô hình
  • Tưởng mình bị ma quỷ ám
  • Tưởng tượng có bóng ma đi theo
  • Tưởng tượng ra nhiều hình ảnh đáng sợ
  • Ảo giác mình quan hệ tình dục với ma quỷ, với xác chết
  • Ảo tưởng thấy mình luôn lạc quan, bay bổng trên trời
  • Hoang tưởng có thể quan hệ tình dục bằng thần trí
  • Luôn tưởng mình bị bệnh nặng dù thể chất khỏe
  • Tưởng tưởng khi người thân chết thì chỉ cẩn một hành động nhỏ: một chỉ tay hay một lời nói là họ sẽ sống lại

Bệnh Giấc Mơ

  • Ảo tưởng mình có phép thuật
  • Bị bóng đè, ngạt thở, khó thở trong khi ngủ
  • Hay gặp ác mộng
  • Mơ bị ma quỷ bóp cổ
  • Mơ mình vào quán bar nhảy
  • Mơ thấy rắn
  • Mơ về Chúa, về Đức Mẹ
  • Mộng du
  • Mộng tinh
  • Nghiến răng khi mơ
  • Nói mê, nói sảng
  • Nói, la hét, khóc lóc, đánh nhau trong mơ
  • Rối loạn thần cấp và nhất thời
  • Ôm ấp, vuốt ve, gác chân lên người khác khi ngủ

NHỮNG CĂN BỆNH VỀ Ý CHÍ

Bệnh Thiếu Ý Chí                     

  • An phận, không phấn đấu
  • Ba phải, không có lập trường
  • Bắt chước, a dua theo đám đông
  • Bất tuân phục
  • Bỏ cuộc giữa chừng
  • Căn ghét dằn vặt bản thân khi thất bại
  • Cảm thấy mình vô dụng
  • Chần chừ trong việc cần làm gấp
  • Có khả năng nhưng không dám làm
  • Đặt nhiều mục tiêu nhưng không hoàn thành được việc gì
  • Dễ bị ảnh hưởng bởi người khác
  • Dễ tuyệt vọng
  • Dựa dẫm vào người khác
  • Đứng núi này trong núi nọ
  • Gặp khó khăn là bỏ cuộc, buông xuôi
  • Ghen tỵ
  • Hay chán nản, dễ bỏ cuộc
  • Hay đỗ trách nhiệm cho người khác
  • Hay kêu than, trách móc bản thân và người khác
  • Hay thay đổi kế hoạch
  • Khinh rẻ bản thân
  • Không có bản lãnh
  • Không có tư duy phản biện
  • Không dám ước mơ
  • Không có chí tiến thủ
  • Không có chính kiến
  • Không có lập trường
  • Không dám đối diện với sự thật về bản thân
  • Không dám làm việc gì và luôn tìm cách tháo lui
  • Không thích học hỏi người khác
  • Không thích người khác giỏi hơn mình
  • Không thoát được nghiền game, nghiền sex
  • Không tin tưởng vào khả năng của mình
  • Không tự tin trước đám đông
  • Không vượt thắng được chính mình
  • Làm việc theo tâm trạng
  • Lệ thuộc vào người khác, không dám tự lập
  • Lười biếng, ỷ lại
  • Lười học hỏi, lười suy nghĩ
  •  Luôn bất mãn với những gì mình có
  • Luôn nghĩ mình thấp kém
  • Luôn nghĩ mình vô dụng
  • Luôn suy nghĩ tiêu cực
  • Mặc cảm tội lỗi
  • Mặc cảm tự ti, nhút nhát, rụt rè
  • Muốn thì nhiều nhưng không làm được gì
  • Ngại khó, ngại khổ
  • Nhu nhược
  • Nhụt chí, chưa làm đã sợ thất bại
  • Nói mà không làm
  • Nuông chiều xác thịt, sống buông thả
  • Quá thần tượng người khác
  • Sợ người khác khinh thường mình
  • Sợ sai, sợ thất bại
  • Sống không có kế hoạch, mục tiêu
  • Sống không có mục đích
  • Sống rập khuôn theo người khác
  • Thích chơi lang thang, không thể ngồi yên một chỗ
  • Thích nửa vời
  • Thiếu kiên định, dễ thay đổi
  • Thiếu kiên trì, kiên nhẫn
  • Tinh thần hăng hái nhưng thế xác lại yếu đuối
  • Ù lì, lì lợm
  • Vô kỷ luật
  • Vơ tất cả mọi việc nhưng không làm được một việc nào

Bệnh Duy Ý Chí             

  • Ăn mặc, nói năng, hành động thu hút sự chú ý
  • Áp đặt hà khắc với chính bản thân
  • Bảo thủ, cố chấp
  • Cầu toàn, muốn mọi việc phải hoàn hảo
  • Cho mình là trung tâm
  • Gia trưởng
  • Hay ganh đua
  • Hiếu chiến, hiếu thắng
  • Hủy hoại bản thân khi thất bại
  • Khinh thường người khác, đề cao bản thân
  • Không đón nhận ý kiến khác biệt
  • Không chấp nhận khuyết điểm của mình
  • Không chấp nhận thất bại
  • Không chấp nhận thực tại của mình
  • Không tin tưởng vào khả năng của người khác
  • Làm theo ý mình bất chấp mọi thứ
  • Lòng tự ái quá cao
  • Luôn cho mình là đúng
  • Luôn muốn chứng tỏ bản thân
  • Muốn điều gì thì phải làm cho bằng được
  • Muốn làm chúa của cuộc đời mình
  • Muốn thành công một cách nóng vội
  • Ngang bướng,
  • Nghĩ mình là nhất
  • Nghĩ mình là trung tâm của vũ trụ
  • Nổi loạn, mất kiểm soát khi người khác bắt lỗi
  • Phán xét người khác
  • Quá cứng nhắc trong quan điểm và hành động
  • Quá tham vọng
  • Sống máy móc theo khuôn mẫu
  • Suy sụp hoàn toàn khi thất bại
  • Thấy người khác không đánh để học hỏi
  • Thích chia bè, kéo cánh
  • Thích làm lãnh đạo
  • Thích làm những điều khác biệt
  • Thích làm thầy người khác
  • Thích nổi bật trong đám đông
  • Thích sai khiến, điều khiến người khác
  • Thích thể hiện tài năng
  • Thích tranh luận
  • Tự phụ
  • Tự tôn thái quá
  • Ước mơ thái quá

…                                                                         

Mọi việc trong đời đều có nguyên nhân, không có việc gì là vô duyên vô cớ. Đối với những bệnh về trí, về ý chí cũng vậy đàng sau đó luôn ẩn chứa một bí mật, một từ khóa để cho chúng ta tìm hiểu và giải thoát khỏi tình trạng hiện tại. Để hiểu rõ hơn về những cách thức, phương pháp chữa lành, xin mời quý độc giả xem tiếp bài những bài viết sau.

Gioan Lưu Ngọc Quỳnh, CSsR

Lớp học về con người

 

Bình luận