Tổ chức từ thiện quốc tế ‘Relief International’ cho biết cuộc đàn áp Kitô giáo đã gia tăng trên khắp thế giới sau khi đại dịch Covid-19 bắt đầu lan rộng.
Tại nhiều quốc gia, các Kitô hữu bị từ chối thực phẩm và các hệ thống hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe liên quan đến đại dịch.
Một tổ chức từ thiện Kitô giáo quốc tế đã tuyên bố rằng sự phân biệt đối xử với các Kitô hữu đã gia tăng trên khắp thế giới sau đại dịch coronavirus.
Đối với các chính phủ độc tài, vốn đã hạn chế quyền tự do tôn giáo, đại dịch đã trở thành cái cớ nhằm đẩy mạnh cuộc đàn áp đối với các Kitô hữu, Tổ chức ‘Relief International’ cho biết.
Tại nhiều quốc gia đang phát triển, các Kitô hữu đã bị từ chối thực phẩm và các hệ thống hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe liên quan đến đại dịch, theo Paul Robinson, Giám đốc điều hành của tổ chức từ thiện Kitô giáo.
Tại Trung Quốc, các nhà thờ bị phá hủy và các tín đồ Kitô giáo bị bắt giữ vì tổ chức các buổi cầu nguyện trực tuyến, Relief International cho biết.
“Những tiếng kêu cứu đang bị phớt lờ bởi các tổ chức từ thiện địa phương”, những người đang kỳ thị các Kitô hữu, tờ ‘The Tablet’ có trụ sở tại Anh trích lời của ông Robinson.
Ông Robinson đã trích dẫn hoàn cảnh của các Kitô hữu ở Eritrea, nơi các Kitô hữu, những người đang trốn chạy sự đàn áp, bị cấm tiếp cận các trại tạm trú và các hệ thống hỗ trợ khác của Liên Hợp Quốc.
Các gia đình không tiếp đón nhiều người trong số họ sau khi họ chuyển sang Kitô giáo. Những người như vậy cũng bị từ chối truy cập vào hệ thống hỗ trợ vì họ từ chối tham gia vào các hoạt động tội phạm.
Tại Pakistan và Ai Cập đa số là người Hồi giáo, cuộc sống ngày càng trở nên khó khăn đối với những người mới cải đạo sau đại dịch Covid-19. Hầu hết các Kitô hữu ở những quốc này sống trong cảnh nghèo đói.
Sau các biện pháp giãn cách xã hội do Covid-19, các Kitô hữu phải đối mặt với cuộc sống khó khăn tại những quốc gia này vì họ không có việc làm. Một số người trong số họ thậm chí còn thiếu tiền để mua khẩu trang và nước rửa tay.
‘Release International’ cho biết các đối tác của họ đã báo cáo rằng Trung Quốc đã tăng cường đàn áp các Kitô hữu sau khi đại dịch tấn công đất nước cộng sản này.
Tại Trung Quốc, các buổi cử hành phụng vụ trực tuyến của Giáo hội “bị cấm hoàn toàn, và anh chị em giáo dân tham dự và các nhà lãnh đạo của họ ‘bị bố ráp’ vì đã rao giảng và phân phát khẩu trang ở những nơi công cộng”.
Một giáo dân ở tỉnh ven biển Shandon, Trung Quốc, người kêu gọi các tín hữu Công giáo cùng nhau ăn chay và cầu nguyện trong 9 ngày để cầu nguyện cho các nạn nhân của Covid-19 đã bị bắt giữ vì tổ chức một dịch vụ tôn giáo bất hợp pháp, tờ Tuần báo Công giáo cho biết, trích dẫn ‘Release International’.
‘Open Doors’, một tổ chức từ thiện giúp đỡ các Kitô bị đàn áp trên thế giới, cho biết rằng đại dịch đã tạo thêm cơ hội cho những kẻ bắt bớ tấn công anh chị em tín hữu.
“Mặc dù nhiều yếu tố xác định mức độ dễ bị tổn thương của dân chúng đối với cuộc đàn áp Kitô giáo và đối với COVID-19, sợi chỉ đỏ giữa hai tính dễ bị tổn thương đã xuất hiện tại Niger”, bà Paige Collins thuộc Tổ chức Open Door cho biết trong một cuộc phỏng vấn truyền thông vào tháng này.
Trong khi thử thách của các Kitô hữu ở châu Phi, bao gồm Nigeria và Ethiopia, đã tăng lên đáng kể do coronavirus, “khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn đối với các Kitô hữu và các nhóm thiểu số tôn giáo khác”, bà Collins cho biết thêm.
Minh Tuệ (theo UCA News)