Hôm nay chúng ta đọc phần cuối Tin Mừng Thánh Gioan. Nói cho đúng thì đây là phần cuối của phần phụ lục do cộng đoàn của Thánh Gioan chèn vào văn bản gốc. Trong trường hợp này, nó là một văn bản có ý nghĩa cố ý. Chúa Phục sinh hiện ra với các môn đệ và canh tân sự gắn bó của họ, đặc biệt là của Phêrô. Và rồi bài Tin Mừng vẫn tiếp tục với bài Phúc Âm hôm nay.
Hình ảnh người môn đệ Đức Giêsu yêu mến là tâm điểm của đoạn văn này, và thực sự xuyên suốt Tin Mừng của Thánh Gioan. Nó có thể ám chỉ một con người cụ thể – môn đồ Gioan – hoặc có thể ám chỉ hình ảnh của bất kỳ một môn đồ mà Chúa Giêsu yêu dấu. Bất kể ý nghĩa của nó là gì, bản văn giúp tạo ra một vẻ liên tục cho kinh nghiệm được sống với Chúa của các tông đồ. Chúa Phục Sinh bày tỏ sự hiện diện của Người với họ cùng với những kẻ theo Người.
Bài đọc thêm: Sự vắng bóng niềm tin nơi tôi – phần 1.
“Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh?” (Ga 21,22) – điều này cho chúng ta xác nhận về sự bền bỉ và liên tục này nhiều hơn là trình tự thời gian trong không gian và thời gian. Người môn đệ Chúa yêu làm chứng cho điều này đến mức ông ý thức được rằng Chúa luôn ở bên ông trong mọi hoàn cảnh. Đây là lý do tại sao ông ấy có thể viết nó và lời nói của ông ấy là sự thật, bởi vì chính ông đã cảm nghiệm, chính tay ông đã viết ra và làm chứng cho kinh nghiệm được sống trong sự hiện diện thường xuyên với Chúa của ông cũng như của những người sống sứ mệnh của họ trên khắp thế giới. Mỗi người chúng ta có thể trở thành người môn đệ yêu dấu này bao lâu chúng ta để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn, bởi vì chính Chúa Thánh Thần giúp chúng ta khám phá ra sự hiện diện này trong chính chúng ta.
Bài đọc thêm: Gieo suy nghĩ tốt.
Bản văn Tin Mừng hôm nay chuẩn bị cho chúng ta được mừng trọng thể Lễ Hiện Xuống, Lễ đón nhận Hồng Ân Thánh Thần, Người là “Đấng An Ủi từ trời xuống: Người là Đấng bảo vệ và thánh hóa Giáo Hội, là Đấng cai quản các linh hồn, Người hướng dẫn những kẻ chìm đắm, Người dẫn đường cho những kẻ lang thang, Người phân xử cho những kẻ chiến đấu và Người trao vương miện cho những người chiến thắng” (Thánh Cyrilô thành Giêrusalem)!
Cha Fidel CATALÁN Catalán – (Terrassa, Barcelona, Tây Ban Nha)