Hôm nay Tin Mừng cho chúng ta thấy một người cùi, đầy đau đớn và ý thức về bệnh tật của mình, anh ấy đã chạy đến với Chúa Giêsu và xin Người: “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.”(Mt 8:2). Cả chúng ta nữa, những người đã nhìn thấy Chúa rất gần gũi nhưng đầu óc, trái tim và bàn tay của chúng ta lại quá xa với kế hoạch cứu độ của Người, hôm nay chúng ta cũng phải cảm thấy háo hức và có khả năng đưa ra cùng một cách diễn đạt như người cùi: “Lạy Chúa, nếu Chúa muốn, Chúa có thể thanh tẩy con”.
Bài đọc thêm: Sự thật sẽ giải thoát anh em.
Bây giờ một câu hỏi được đặt ra: một xã hội không ý thức được tội lỗi có thể cầu xin Chúa tha thứ không? Nó có thể yêu cầu Người thanh tẩy không? Tất cả chúng ta đều biết những người đau khổ và có trái tim bị tổn thương, nhưng bi kịch của họ là không phải lúc nào họ cũng ý thức được hoàn cảnh cá nhân của mình. Bất chấp tất cả, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục đi ngang qua chúng ta, ngày này qua ngày khác (x. Mt 28:20), và Người luôn mong đợi cùng một lời cầu xin từ chúng ta: “Lạy Chúa, nếu Chúa muốn…”. Nhưng chúng ta cũng phải hợp tác. Thánh Augustinô nhắc nhở chúng ta trong công thức cổ điển của ngài: “Khi tạo dựng ra Bạn, Thiên Chúa không cần sự ưng thuận của bạn; nhưng Người sẽ không cứu được bạn nếu không có sự công tác của Bạn”. Do đó, chúng ta phải có khả năng cầu xin Chúa giúp đỡ, bạn cần phải muốn thay đổi nhờ sự giúp đỡ của Người.
Có người sẽ hỏi: tại sao việc nhận thức, hoán cải và mong muốn thay đổi lại quan trọng đến thế? Rất đơn giản bởi vì, nếu không, chúng ta vẫn không thể đưa ra câu trả lời khẳng định cho câu hỏi trước, khi chúng ta nói rằng một xã hội không nhận thức được tội lỗi sẽ khó cảm thấy ước muốn hoặc nhu cầu tìm kiếm Chúa để xin Người giúp đỡ.
Bài đọc thêm: Tôi đi tìm hạnh phúc.
Ngoài ra, khi thời điểm sám hối đến, thời điểm xưng tội theo bí tích, chúng ta phải loại bỏ quá khứ, những vết thương đang xâm nhiễm cơ thể và tâm hồn chúng ta. Chúng ta đừng nghi ngờ gì nữa: việc cầu xin sự tha thứ là một thời điểm quan trọng của việc khai tâm Kitô giáo, đó là thời điểm mà chiếc khăn bịt mắt chúng ta rơi ra khỏi mắt chúng ta. Điều gì sẽ xảy ra nếu ai đó đã nhận ra hoàn cảnh bi đát của mình mà vẫn không muốn chuyển đổi? Chúng ta biết câu nói: “Không ai điếc bằng người không muốn nghe” không?
Cha Xavier ROMERO Galdeano – (Cervera, Lleida, Tây Ban Nha)