Từ sợ ánh mắt của mọi người, giờ đây tôi lẩn tránh tất cả những ánh mắt của mọi người. Tôi không dám nhìn ai nữa. Cha Linh Hướng biết tôi sợ ánh mắt như vậy nên nói với tôi: “sợ thế này thì khi vào dòng nhìn thấy ai có ánh mắt như vậy thì con tự nhốt mình trong phòng sao?” Lời nói của Cha như một lời cảnh báo nặng đối với tôi, vì thời gian của tôi không còn nhiều. Và tôi cũng biết được những trăn trở, thao thức của Cha muốn chị em tôi được chữa lành trước khi bước vào dòng. Vì thế, tôi phải suy nghĩ để nên kế hoạch tập luyện cho đôi mắt của mình. Con đường tập luyện không mất dễ dàng, nhất là đối với tôi. Nhưng tôi không còn một chọn lựa nào khác. Tôi đành bước vào hành trình tập luyện trên con đường này.
Lần tập luyện đầu tiên với Cha: Cha cho tôi tập nhìn ánh mắt của các vị Thánh mà mắt của họ đang hướng về một hướng khác và không nhìn tôi. Nhưng tôi sợ và có cảm giác không an toàn, nên không dám nhìn vào đôi mắt của các vị này. Tôi phải nhìn từ dưới thân, lên cổ, lên môi rồi mới mon men đến ánh mắt. Tôi không hiểu tai sao khi nhìn vào cặp mắt của họ là nước mắt tôi cứ thế trào ra, khiến tôi không thể kìm nén nó dừng lại được. Cha dẫn tôi đến gần bức ảnh treo trên tường và nói theo Cha: Đây là mắt giả, không phải mắt thật, không sợ. Nhưng khi Cha nói đến: “đôi mắt dễ thương” là tôi không thể chịu được, tôi bắt đầu thở nhanh, dồn dập, tay chân tê và mất cảm giác. Nên Cha đã phải bấm mấy đầu ngón tay để lấy lại cảm giác cho tôi. Cha và mọi người phải bấm nhiều lần tay tôi mới có cảm giác trở lại.Từ lần tập luyện đầu tiên đó khi trở về nhà, tôi không hiểu tại sao mỗi khi ngủ bất kể ban ngày hay tối, tôi phải lấy áo đậy lên mắt tôi mới yên tâm ngủ được.
Bài đọc thêm: https://svconggiao.net/2017/07/31/noi-kinh-hoang-p1/
Rời Hà Nội về quê ăn tết, tôi tập nhìn ánh mắt của mọi người xung quanh. Trước hết, tôi tập nhìn cặp mắt của trẻ con, rồi dần dần nhìn đến cặp mắt những người thân trong gia đình. Có những người tôi nhìn được lâu, nhưng có những người tôi vẫn chưa nhìn được. Về quê gần một tháng tôi đã nhìn được khá nhiều người, tôi tưởng mọi chuyện dần ổn. Nhưng khi bước chân lên Hà Nội gặp lại các chị em, tôi lại bắt đầu sợ nhìn vào ánh mắt mọi người. Lần này, tôi tập nhìn vào ánh mắt của các chị. Tôi thấy mắt mình trở nên mỏi mệt, đau nhức, khó chịu. Do vậy, tôi không dám nhìn vào đôi mắt của mọi người, nhất là lúc cả nhà tập trung đông đủ trong bữa cơm. Lúc đó tôi rất căng thẳng, đầu tôi lúc nào cũng nghĩ mọi người biết mình sợ ánh mắt. Nên tôi định nhìn ai thì tôi lại nghĩ họ đang nhìn mình nên thôi.
Bước sang ngày tập luyện tiếp theo với Cha. Khi Cha nhắm mắt vào cho tôi nhìn. Tôi nhìn vào mắt Cha đang nhắm mà trong tôi rất lạnh, tay chân bắt đầu cứng, tê , mất cảm giác, như những lần trước, cả khuôn mặt tôi cũng tê. Đặc biệt lần này tôi thấy hai cách tay tôi bắt đầu buốt. Cha phải nhờ mấy bạn nam bấm các huyệt ở cánh tay tôi. Phải mất một khoảng thời gian khá dài với sự trợ giúp của mọi người tôi mới bắt đầu trở lại trạng thái bình thường. Trong khi bị như vậy đôi mắt tôi không thể mở được, tôi có cảm giác như ai đó giữ mắt tôi không cho mở. Mặc dù tôi rất muốn mở ra để tập ý thức lại. Mỗi lần tập luyện xong thôi thấy mệt và khó ngủ. Nhưng bắt đầu nhìn được một số chị em trong nhà dù không được lâu.
Cha cũng phải đặt câu hỏi tại sao tôi tìm được nguyên nhân rồi, mà sao vẫn chưa thoát được ra. Những người khác khi họ tìm được nguyên nhân là dần dần họ thoát ra. Còn tôi, thì chỉ đỡ được một chút xíu không đáng kể. Lần tập luyện cùng Cha tiếp, nhờ tập luyên căng thẳng, nên Chúa đã cho tôi biết thêm được một nguyên nhân khác. Nguyên nhân này đã xảy ra với tôi khi đó tôi đã nhận thức được. Đó chính là cảnh tượng của người muốn hãm hại tôi lại tái hiện liên tục trong đầu tôi. Nhưng chưa một lần nào tôi thấy xuất hiện đôi mắt đáng sợ của họ đang trừng lên muốn nuốt sống tôi. Ngay cả khi đi Đàng Thánh Giá viết lại biến cố này, đôi mắt của họ cũng đâu có xuất hiện, hay khi tôi kể với Cha về biến cố đó đã làm nên nỗi sợ trong tôi. Cha đã hỏi tại sao con sợ: “hành động người đàn ông đẩy người phụ nữ lên giường”. Nhưng ánh mắt này cũng chưa xuất hiện, ngay trong khi tôi kể cho Cha về vụ việc này. Song trong lần tập luyện này, đôi mắt lạnh lùng, dữ tợn này lại xuất hiện rõ ràng và tỏ tường như vậy. Nghe tôi nói câu ghét nó, Cha bảo tôi phải biết một bức thư tố cáo kẻ làm hại con. Thật sự trong tôi chưa một lần hận họ, mà tôi mang trong mình nỗi sợ và ám ảnh nhiều hơn. Nên khi đi đang Thánh Giá tôi đã được chữa lành, thỉnh thoảng cảnh tượng đó có xuất hiện lại nhưng tôi không sợ như trước nữa. Do vậy, khi Cha bảo tôi viết thư tố cáo họ, tôi không biết phải viết thế nào và dù biết thêm được một nguyên nhân nhưng đôi mắt tôi chưa có gì chuyển biến tốt cả. Tôi vẫn không dám nhìn thẳng vào ánh mắt của người khác.
Hôm sau Cha sang nhà chị em tôi, và giúp tôi tập luyện mắt. Khi đó đặt trước mặt tôi hình ảnh Đức Mẹ La Vang bế Chúa Giê-su, và tôi bắt đầu nói theo Cha: “đây là mắt Chúa Giê-su, mắt bằng giấy, không phải mắt thật”. Cha vừa nói vừa bắt tôi phải dùng cả 10 đầu ngón tay sờ vào khuôn mặt, mắt của Chúa Giê-su để ý thức được mắt vẽ chứ không phải mắt thật. Nhưng khi tôi nghe thấy Cha nói: “đôi mắt dễ thương” là nước mắt tôi bắt đầu chảy ra, không thể dừng lại. Tôi nói với Cha: “Cha đừng có nói tới hai từ dễ thương đó nữa”. Lần này Cha nói rất nặng lời với tôi: “con thích nói gì thì nói miễn sao con tập được mắt cho Cha”. Tôi biết Cha bắt đầu tức giận với sự ương bướng của tôi, nhưng Cha đâu hiểu được khi nghe mấy từ đó là miệng tôi cứng lại không thể nói được. Cha lại nói đến chuyện viết thư, nếu không viết thư con viết lại một lần nữa chuyện trước kia xảy ra với con, để còn gì cho nó ra hết. Thật sự, trong tôi lúc đó không muốn viết lại gì nữa.
Ngày hôm sau tôi đi lên Nhà Thờ Lớn cầu nguyện với Chúa Giê-su Thánh Thể và Đức Mẹ. Vì thật sự tôi đã rất mệt mỏi, chán nản, muốn bỏ cuộc. Tôi đã không nghĩ được nhiều nữa, chỉ biết xin Chúa viết lại chuyện đã qua một lần nữa. Nếu đẹp lòng Ngài, thì xin Ngài chữa lành cho tôi. Cầm bút viết lại chuyện cũ đã qua. Nhưng lần này Chúa đã cho tôi nhớ lại ánh mắt của người đó lúc hại tôi và họ nhìn tôi như thế nào. Miêu tả đôi mắt đó kỹ một lần nữa, như khi nó tái hiện trong lần tập luyện trước của tôi, mà nước mắt tôi bắt đầu lại trào ra như nước vậy. Dừng bút tôi ngồi khóc một trận đến khi thấy thoải mái thì nước mắt cũng không chảy ra nữa. Khi miêu tả chi tiết lần đó, tôi cảm nhận như mình vừa trút được một gánh nặng trong tôi, đôi mắt của tôi cũng không mỏi như trước nữa. Điều kỳ diệu hơn là tôi đã nhìn được mắt tất cả mọi người, ngày cả ánh mắt của người chị đồng hành với tôi. Ánh mắt của Cha tôi cũng bắt đầu nhìn được, mặc dù tôi vẫn chưa nhìn được lâu. Vì tập nhìn mọi người lâu mắt tôi vẫn còn mỏi, nên thời gian này tôi vẫn phải tập luyện và tập ý thức cho đôi mắt của mình.
Bài đọc thêm: https://svconggiao.net/2017/07/31/noi-kinh-hoang-p2/
Qua sợ ánh mắt và sự tập luyện của tôi thời gian qua, tôi mới hiểu và thương những người chị em của tôi nhiều hơn. Trải qua những ngày tập luyện và nhìn lại 10 đầu ngón tay bị Cha và mọi người bấm,tôi mới hiểu được thân phận yếu đuối của con người, mới cảm nhận được Lòng Xót Thương mà Thiên Chúa dành cho tôi cũng như tình cảm của chị em dành cho mình. Thật sự nó khó tin với mọi người nhất là những người chưa một lần trải qua chữa trị tâm bệnh, thì họ không tin cũng là điều dễ hiểu. Giờ đây tôi chỉ biết Tạ ơn Thiên Chúa, Chúc Tụng, Ngợi Khen Ngài vì biết bao hồng ân Ngài đã ban cho tôi. Và nói lời cám ơn tất cả mọi người trong thời gian qua, đã đồng hành cùng tôi trong những ngày tập luyện, để giúp tôi chiến thắng căn bệnh tôi không ngờ là sợ “ánh mắt”. Tạm biết ánh mắt đã đeo bám và làm khổ cuộc đời tôi trong bao nhiêu năm tháng. Amen
Trời Xuân- Hà Nội 2017
Maria Hà Nam Ninh