Icon Collap
...
Trang chủ / Sinh con theo ước muốn

Sinh con theo ước muốn

Sinh con theo ước muốn – Ngày nay với sự tác động của các biện pháp y khoa, các kiến thức về tình dục và sức khỏe sinh sản được truyền thông rộng rãi, đời sống vật chất và tinh thần  được nâng cao…đây là cơ hội tốt giúp cho các bậc cha mẹ có thể tạo ra những điều kiện tốt nhất để sinh ra những đứa con đẹp, khỏe mạnh. Tuy nhiên mang thai và sinh con là một quá trình do đó các bậc cha mẹ cũng cần có những sư chuẩn bị kĩ lưỡng về các mặt sau: 

Sinh con theo ước muốn, làm thế nào để sinh con tốt nhất
1) Chuẩn bị trước khi có thai 

– Tâm lý: Sắp tới giai đoạn hai vợ chồng đã lên kế hoạch để sinh con, hai vợ chồng cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để đón chờ một thành viên mới trong gia đình, vì sự xuất hiện của thành viên này sẽ tác động và làm thay đổi rất nhiều đến cuộc sống của hai người. 
– Thể lý: Để sinh một đứa trẻ thông minh khỏe mạnh thì “nguồn gốc” sinh ra đứa trẻ cũng phải tốt. Vì thế cần đi khám sức khỏe để có những biện pháp ngăn bệnh và phòng bệnh kịp thời với sự tư vấn của bác sĩ cùng công nghệ y khoa. 
– Các chế độ: Bố mẹ cần đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi đầy đủ hợp lý để có tâm lý thoải mái, chất lượng tinh trùng tốt (nam), chất lượng trứng và môi trường tốt (nữ). Tránh uống rượu bia, hút thuốc quá mức… 
– Nâng cao kiến thức về tình dục và sức khỏe sinh sản:  
+ Tìm hiểu về cách quan hệ tình dục, vệ sinh, chế độ dinh dưỡng…trong thời gian thai kì. 
+ Tìm hiểu các dấu hiệu nguy hiểm trong các giai đoạn thai kì, các triệu chứng nguy hiểm xuất hiện trong thời gian mang thai, cách phòng tránh những nguy hiểm có thể xảy ra, cách sơ cứu trong những tình huống khẩn cấp…, các biến chứng sản khoa. 
+ Tìm hiểu kiến thức về việc chăm sóc bà mẹ và trẻ em.  
Ngoài ra người mẹ cần phải chuẩn bị kĩ càng hơn nữa các vấn đề: 
– 3 tháng trước khi có thai 
+ Nên tiêm phòng các bệnh như cúm, rubella, viêm gan B… vì nó có thể ảnh hưởng lên thai nhi hoặc lây nhiễm cho em bé sau khi sinh. Vì thế, trước khi quyết định có thai nên đi thử máu để xem liệu cơ thể đã có miễn dịch với bệnh hay chưa. Nếu cơ thể đã có kháng thể viêm gan B và rubella thì không cần thiết phải tiêm ngừa hai loại này. Tuy nhiên cũng cần xem nồng độ kháng thể như thế nào, nếu thì thấp thì nên tiêm phòng nhắc lại. Nếu chưa có thì nên chích ngừa để phòng bệnh. 
+ Nếu đang sử dụng thuốc tránh thai hoặc đang đặt vòng thì dừng uống thuốc, tháo vòng… 
–  2 tháng trước khi có thai 
+ Nên tẩy giun giai đoạn này vì trong lúc có thai không nên làm việc đó. Các bác sĩ thường khuyên mọi người tẩy giun theo định kỳ 6 tháng hoặc mỗi năm một lần, với phụ nữ thì vào lúc chắc chắn chưa có thai là tốt nhất.   
– 1 tháng trước khi có thai 
+ Bắt đầu bổ sung viên sắt và axít folic. Sắt và acid folic giúp tạo ra hemoglobin và hồng cầu để vận chuyển oxy từ mẹ tới thai. Axít folic còn giúp chuyển hóa protein, glucid, lipit và đặc biệt tạo ra axit nucleic là nền tảng di truyền của nhân tế bào. Khi có thai nhu cầu sắt và axít folic tăng gấp khoảng 3 lần nên ăn uống bình thường không thể cung cấp đủ được. Hơn nữa thiếu axít folic trong 3 tháng đầu của thai nghén thì thai có nguy cơ bị khuyết tật về ống thần kinh. 
+ Nên làm một số xét nghiệm sau: điện tim đồ, xét nghiệm một số bệnh lây qua đường máu, khám phụ khoa…Nếu phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục trước Giúp đôi bạn sẵn sàng trong đời sống hôn nhân và gia đình  hoặc trong thời kỳ mang thai sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập, gây viêm màng ối. Nếu không được điều trị, màng ối sẽ càng mỏng hơn, có thể bị vỡ trong bất cứ giai đoạn nào của thời kỳ thai nghén. Màng ối bị vỡ sẽ dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng ối, nguy hiểm cả cho mẹ và thai nhi. Đặc biệt là vỡ ối non, rất nguy hiểm vì thai thi còn non tháng nên khó cứu sống, nuôi dưỡng. 

2) Trong khi có thai 

– Trong thời gian mang thai, người mẹ cần thực hiện tốt vệ sinh thai nghén: tắm rửa hằng ngày; Chăm sóc răng miệng tốt; Chăm sóc đầu vú để chuẩn bị cho con bú sau khi sinh; Tránh bơm rửa trong âm đạo; Mặc quần áo rộng rãi; Nghỉ 
ngơi đầy đủ; Tránh giao hợp trong những tuần lễ đầu mang thai và tháng cuối cùng. 

+ Đi khám thai lần đầu và khám theo định kì:   
+ Để biết được tiền sử bệnh tật đã từng có (bệnh mãn tính, đã từng phẫu thuật, các loại thuốc mà bạn đã sử dụng trong vòng 3 tháng trước). Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ hỏi về lịch sử bệnh tật của mọi người trong gia đình, trong gia đình 
liệu có người thân nào đã mắc bệnh nan y hoặc bệnh có khả năng di truyền hay không, để có biện pháp can thiệp sớm. 
+ Đo chiều cao, cân nặng để xác định chỉ số khối của cơ thể để biết được sự phát triển của thai nhi. 
+ Đo huyết áp. 
+ Siêu âm phát hiện dị tật, những khuyết thiếu trong thai để có biện pháp hạn chế tối đa điều không mong muốn xảy ra. 
Việc nắm được 1 số thông tin cơ bản như trên sẽ giúp y bác sĩ tư vấn các kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe thai phụ, chế độ dinh dưỡng lành mạnh và các bài tập thể dục an toàn cho mẹ bầu trong những tháng đầu thai kỳ. 

– Uống các chất bổ sung: 
+ Chất sắt: thiếu sắt sẽ không thể tạo ra được hemoglobin – phần tử giúp mang oxy lưu thông trong máu để cung cấp oxy cho tế bào. Phụ nữ mang thai đặc biệt cần nhiều chất này để cung cấp oxy cho thai. Các yếu tố làm tăng nguy cơ thiếu sắt: khoảng cách giữa hai lần mang thai quá ngắn; Có dấu hiệu xuất huyết trong quá trình mang thai; Có tiền sử thiếu máu; Dinh dưỡng kém. Các loại thực phẩm giàu chất sắt: cá, thịt bò, các loại hạt ngũ cốc, đậu nành, mì sợi, bánh mì, hoa quả và các loại rau có màu xanh đậm… Có thể bổ sung sắt bằng cách uống thêm viên sắt. Sinh tố C trong rau quả có chức năng giúp cơ thể tổng hợp chất sắt hiệu quả. 
+ Canxi: là thành phần chủ yếu cấu tạo nên bộ xương và răng cho thai nhi; 
Tham gia vào quá trình đông máu, vào các hoạt động co giãn tế bào cơ. Thiếu canxi có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương, thấp lùn… và chậm lớn; Mẹ thiếu canxi sẽ bị sức khỏe suy yếu, loãng xương về sau. Các thức ăn giàu canxi: rau (bồ ngót, cải bắp, rau muống, rau dền); Trà xanh, hành củ, trái cây; Cá (cá nhỏ nấu nhừ xương); Sữa và các chế phẩm từ sữa (yaourt, pho mát); Hải sản: cua đồng, ốc, tôm tép; lòng đỏ trứng… Ngoài ra có thể dùng thuốc bổ sung canxi… 
+  Bổ sung axit folic: Để mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh việc lý tưởng nhất là chị em nên bổ sung axit folic trước 2- 3 tháng khi có ý định thụ thai.Tuy nhiên, ngay khi bạn đã xác định được việc có bầu thì bạn vẫn cần tiếp tục bổ sung axit folic (vitamin B9) với liều lượng 400 microgram (mcg) một ngày. Axit folic là dưỡng chất vàng có vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ hệ thần kinh, tủy sống của thai nhi. 
+ Bổ sung 10mcg vitamin D mỗi ngày: Vitamin D hay axit folic đều có thể tìm thấy dễ dàng trong các loại thuốc vitamin tổng hợp dành cho mẹ bầu. Tuy nhiên, ngoài việc sử dụng thuốc thì người mẹ vẫn cần xây dựng cho mình thói quen ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng để thu nạp các loại vitamin bổ dưỡng một cách tự nhiên. 
– Không lao động nặng nhọc quá; Không chơi những môn thể thao cần dùng nhiều sức, thay vào đó có thể tập thể dục với những động tác dành cho thai phụ; Từ tháng thứ tám trở đi nên tránh đi du lịch xa vì có thể chuyển dạ bất ngờ… 
– Thận trọng sử dụng thuốc: Trong thời gian mang thai, người mẹ không thể tránh được việc sử dụng thuốc do mệt mỏi hoặc điều trị một số bệnh do thai nghén gây ra.Trước khi sử dụng thuốc, người mẹ nên tìm hiểu các biện pháp chữa bệnh tự nhiên để hạn chế tối đa sử dụng thuốc điều trị. Khi cần thiết phải uống thuốc, người mẹ cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và kê đơn thuốc.  Cần lưu ý về hạn sử dụng ghi trên bao bì, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và uống thuốc đúng liều. 
– Việc hút thuốc, uống rượu và dùng caffeine:  
+ Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu hút thuốc lá không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai phụ, mà còn có nguy cơ cao bị sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Mặt khác cũng cần tránh nơi có nhiều khói thuốc- Đây là một cách hút 
thuốc lá thụ động. Điều này cũng ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi, điển hình là việc trẻ sinh ra nhẹ cân. 
+ Các chuyên gia y tế khuyên chị em đang mang thai không nên sử dụng rượu trong thai kỳ hoặc ít nhất là trong 3 tháng đầu . 
+ Vẫn có thể thưởng thức một tách cà phê trong khi mang thai, nhưng không quên giới hạn đi kèm. Chỉ nên sử dụng 200 mg caffeine mỗi ngày, đó có thể là 2 tách cà phê hòa tan hoặc 1 tách cà phê phin.Tuy vậy, khi chị em thường xuyên sử dụng các loại đồ uống lớn hơn 200mg cafein mỗi ngày trong thời gian mang thai thì có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Hàm lượng 200mg cafein/ngày bao gồm việc mẹ bầu sử dụng các thức uống như cà phê, trà xanh, nước ngọt, nước tăng lực và sô cô la trong một ngày.  Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý 
+ Thiết lập cho mình một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh sẽ đảm bảo sự phát triển cân đối cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ.Trước khi mang thai một số chị em có những thói quen ăn uống không tốt như nhịn ăn sáng, ăn khuya, ăn vặt, ăn đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ. Những thói quen này đều sẽ phải điều chỉnh khi mang thai.Người mẹ cũng lo lắng việc ốm nghén trong thời gian đầu mang thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.  
+ Cần tìm hiểu một số loại thực phẩm nhất định không nên sử dụng vì chúng có khả năng chứa vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, thậm chí có độc tố như phô mai mềm, các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng, các loại thực phẩm chưa được nấu chín như gan, pa tê, thịt hun khói hoặc các loại động vật có vỏ sống như hàu, ốc… 
+ Nguồn đạm thiết yếu cho các bà bầu là thịt heo, thịt bò, sữa, trứng, cá. Riêng thịt heo, thịt bò khó tiêu hơn nên cần chú ý.  

Bài đọc thêm: con-chi-can-tinh-thuong

+ Hải sản cũng là thức ăn tốt cho bà bầu, tuy nhiên một số loại có chứa chì có thể gây ngộ độc nếu ăn nhiều hoặc gây dị ứng cho một số người, hoặc gây khó tiêu…nên lưu ý khi ăn. 
+ Với những người mẹ ở tháng cuối nên chia nhỏ bữa ăn ra, ví dụ trước đây 3-4 bữa thì giờ chia thành 6 bữa để tiêu hóa tốt hơn, hạn chế táo bón.  Tận hưởng những giây phút thư giãn 
+ Nhiều người mẹ có cảm giác mệt mỏi, thậm chí là kiệt sức trong 3 tháng đầu mang thai. Điều này diễn ra do sự tăng giảm của tuyến nội tiết trong cơ thể. Đây thực chất chỉ là một hiện tượng bình thường trong thời kỳ đầu thai nghén, tuy 
nhiên nó cũng có thể gây khó khăn khi đi làm. Hãy cố gắng một cách tối đa để đi ngủ sớm. Nếu cảm thấy trằn trọc, khó ngủ thì hãy thư giãn đọc sách hoặc nghe những bản nhạc yêu thích, quên đi những áp lực công việc.  
– Chọn lựa và thực hiện một vài phương cách phù hợp để giải trí, giảm căng thẳng, giảm strees, vận động cơ thể… như Yoga, đi bộ, các động tác thể dục dành cho bà bầu… 
– Đảm bảo tâm lý thật thoải mái, trao đổi tình cảm với con: Điều này vô cùng quan trọng để tạo cho đứa trẻ sau khi ra đời có được tình cảm tốt đẹp, có khuôn mặt xinh xắn và vui tươi… 
– Đời sống cầu nguyện: Trong khi mang thai nếu người mẹ cầu nguyện nhiều thì đây là một cách thế thông đạt niềm tin tôn giáo cho con ngay khi còn trong bụng mẹ. Mặt khác khi ngước nhìn ảnh tượng (Chúa, các thánh, đặc biệt là Đức Mẹ) sẽ khiến đứa trẻ có được đời sống tâm linh sâu xa khi ra đời, có được khuôn mặt và đôi mắt “linh thánh”. 

3) Khi sinh 

– Sự hiện diện của người bố là vô cùng quan trọng trong thời điểm này, vì lúc này người mẹ có tâm lý sợ hãi, cần người an ủi, nương tựa, nâng đỡ và cho họ có sức mạnh để vượt qua. Vì thế người chồng có mặt trong thời điểm này là rất 
quan trọng. 
– Tầm quan trọng của người đỡ: Để đứa trẻ có khuôn mặt, đôi mắt, đôi môi…có đẹp hay không phụ thuộc nhiều vào thời điểm này. Người đỡ hãy nắn các bộ phận trên cơ thể trẻ để trẻ có được những bộ phận đẹp vì lúc này cơ thể trẻ còn 
rất non có thể thay đổi một cách dễ dàng. 
– Ngoài ra còn cần phải quan tâm đến môi trường của bé, không khí bé thở, dinh dưỡng, vệ sinh…cho trẻ cũng là một điều rất quan trọng.   

Maria Ngô Thị Bảy

Svconggiao.net

Bình luận