Icon Collap
...
Trang chủ / Tại sao người Công Giáo lại tin vào những gì Hội Thánh dạy?

Tại sao người Công Giáo lại tin vào những gì Hội Thánh dạy?

Hội Thánh được thành lập bởi chính Đức Giêsu và nhóm Mười Hai. Đó chính là những đá tảng xây dựng nên Hội Thánh và người đứng đầu chính là Chúa Giêsu. Hội Thánh được sinh ra để quy tụ tất cả mọi người thuộc bất cứ chủng tộc hay nền văn hóa nào và để mang đến cho họ một nguyên lý hiệp nhất và siêu việt là: tình huynh đệ trong Đức Kitô. Thế nên Hội Thánh không phải là xã hội của những kẻ tôn thờ Thiên Chúa tự ý muốn của riêng của mình và tự cứu độ mình do chính sức riêng của mình.

Giáo Hội là gia đình Thiên Chúa đã chọn để kết hợp với mình, và qua đó, thông hiệp với mọi người. Hội Thánh không nảy sinh từ dưới lên do ý muốn của nhân loại, nhưng là xuất phát từ trên xuống cho tình yêu của Thiên Chúa. Trước khi xuất hiện ở trong lịch sử, Hội Thánh đã có mặt ở trong chương trình của Thiên Chúa. Hội Thánh vừa ở thế giới vĩnh cửu, vừa ở giữa dòng lịch sử; là công cuộc của loài người, nhưng lại vượt qua mọi khả năng của nhân loại mang; mang tính chất vừa nhân loại mà vừa thần linh. Do đó, trong Hội Thánh có những yếu tố và những cơ cấu nữa, không tùy thuộc con người: đức tin làm cho giáo hữu nhận ra rằng chính Hội Thánh đã được cấu tạo đúng theo mô mẫu như chúa Kitô đã muốn. Hội Thánh được thiết lập trong ngày lễ Ngũ Tuần dựa trên đá tảng góc tường là Chúa Giêsu và 12 viên đá sống động là các Tông Đồ. Hội Thánh hiện hữu khắp thế giới bất chấp những ngang trái, những thách đố, những thù hằn của ma quỷ và những kẻ chống đối Thiên Chúa. Hội Thánh sẽ tồn tại mãi mãi cho đến ngày Chúa Giêsu xuất hiện lần 2 để phán xét toàn thể nhân loại. Lời Chúa Giêsu dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Hội Thánh có nhiệm vụ rao giảng, giải thích, bảo vệ lời của Chúa, giúp người ta nhận biết Chúa để họ được cứu độ, giúp các tín hữu cầm giữ lòng tin của mình cách chắc chắn. Xét về mặt cơ cấu thì hội thánh bao gồm tất cả những người thuộc về dân Thiên Chúa đã được thanh tẩy và tin nhận Thiên Chúa. Tuy nhiên trong Hội thánh Công giáo có những phẩm chất khác nhau do Thiên Chúa an bài, sắp xếp Ngài. Đứng đầu Hội thánh là Đức Giáo Hoàng- Đức Hồng Y -Tổng Giám mục- Linh mục- Phó tế- tu sĩ- bà con giáo dân.

Trong Hội Thánh nơi trung tâm tòa thánh có nhiều bộ ngành khác nhau, đảm trách các chức năng riêng biệt: truyền giáo giáo lý đức tin, phụng vụ bí tích, tu sĩ,… Bổn phận của những người tín hữu là yêu mến, xây dựng, phục vụ, vâng lời Hội thánh. Những gì Hội thánh dạy về đời sống đức tin, luân lý, bí tích thì người tín hữu phải vâng theo. Xét về mặt thần thiêng thì Hội Thánh Công Giáo là hiện thân của Chúa Giêsu mỗi chúng ta là một chi thể của Ngài, Chúa Giêsu là đầu của Hội Thánh vì thế chúng ta được gọi là Kitô hữu vì đầu không thể tách khỏi chi thể của mình. Nguồn gốc quan niệm này là tư tưởng của thánh Phaolô. Trong 1Cr 6:12-20, ngài gọi các Kitô hữu là chi thể của Đức Kitô, và do đó hành vi của họ có thể làm vinh dự hoặc gây ô nhục cho chính Chúa. Trong Hội Thánh các bộ phận chỉ là “một” trong Đức Kitô: “Anh em là thân thể của Đức Kitô, và mỗi người là một bộ phận” (1Cr 12:27; x. Rm 12:3-8). Trong các mục trung thư (Philipphê, Côlôxê, Êphêsô) nhiệm thế năng một ý nghĩa bí nhiệm hơn: “Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Kitô và đặt Ngài làm đầu toàn thể Hội Thánh” (Ep 1:22). Có thể tóm tắt ý nghĩa như sau: Đức Kitô là sự viên mãn của Thiên Chúa; Giáo Hội là sự viên mãn của Đức Kitô; vũ trụ là sự viên mãn của Hội Thánh. Với những đặc tính của Hội Thánh là: duy nhất, thánh thiện công giáo và tông truyền; theo các Giáo phụ, đó là những yếu tố cấu thành bản chất Giáo Hội như Chúa Kitô đã thiết lập.

                                                                                                                                          Hồ Huy Lượng

 

Bình luận