Icon Collap
...
Trang chủ / Tôn giáo Satan và Ma thuật Satan

Tôn giáo Satan và Ma thuật Satan

TÔN GIÁO SATAN

Ngay khi nghĩ về vấn đề này, người ta không thể không ngạc nhiên khi thấy lịch sử của chủ nghĩa Satan thực sự hoà lẫn với lịch sử các tôn giáo!

Kết luận như thế quả là bao quát quá, cần phải giải thích rõ ràng hơn.

Hiện nay lịch sử các tôn giáo được nghiên cứu rất sâu xa, thường không đề cập nhiều đến Satan. Ma quỷ chỉ chiếm một vị thế giới hạn. Nhà viết sử các tôn giáo thường chú tâm trình bày những niềm tin tôn giáo của các dân tộc một cách khách quan, nêu danh các vị thần, đưa ra những thuộc tính của mỗi vị thần được nhóm người này hay nhóm người kia thờ phượng. Họ trình bày những nghi thức mà người ta dùng để biểu lộ lòng tôn kính đối với các thần linh. Trên nguyên tắc họ không đả động tới việc phán đoán về giá trị. Họ không làm triết lý, không đi sâu vào siêu hình học, và càng không đặt vấn đề theo kiểu thần học Kitô giáo.

Nhưng bàn về chủ đề này chúng ta có thể tránh kiểu đặt vấn đề của thần học được không? Khi nói về Satan và sự hiện diện của nó trong thế gian, chúng ta có cần phải đặt mình trong quan điểm Kitô giáo, là quan điểm duy nhất đặt Satan vào đúng chỗ của nó trong bảng tổng quát về các hữu thể không?

Tin Mừng đã nói gì? Các Giáo Phụ đã nói gì? Thần học Kitô giáo đã nói gì về các tôn giáo của dân ngoại?

Tin Mừng đã gán cho Satan một danh hiệu khó hiểu – đáng lẽ chúng ta không nên nhấn mạnh quá về điểm này – nhưng tất nhiên là đúng vì đích thân Đức Kitô đã cho nó danh hiệu đó: Thủ lãnh của thế gian! Một danh hiệu như thế làm sao lại có thể dành cho Satan được, nếu những thần linh ngoại giáo không phải thuần tuý và đơn giản là ma quỷ?

Các Giáo Phụ trong Giáo Hội cũng nhất trí hiểu vấn đề như thế. Về điểm này đối với các ngài, không còn gì phải nghi ngờ nữa. Các thần linh ngoại giáo đều là ma quỷ cả. Những lời sấm lưu hành trong dân ngoại, như của Dodone hay của Delphes, và những sấm ngôn khác ít nổi tiếng hơn đều là những lời sấm của ma quỷ, là những biểu hiện của chủ nghĩa Satan.

Thần học Kitô giáo đương nhiên thừa hưởng quan điểm đó. Những mô tả về các tôn giáo dân ngoại ngày xưa cũng như thời nay của lịch sử, đối với chúng ta, không phải là một trò chơi trí tuệ, một thứ hiếu kỳ về văn học, mà là một nhận xét đáng sợ về sự thống trị của Satan trên con người.

Làm sao Satan và bè lũ của nó lại được con người tôn thờ và cầu xin? Dường như người ta khó nhận thấy mình làm điều đó, vì người ta ngả theo Satan một cách vô thức, hay vì một thứ chủ nghĩa hiện thực sơ đẳng nào đó. Nói chung, các nhà viết sử về các tôn giáo, đều nhìn nhận có một Thiên Chúa tối cao, tối thượng, toàn năng và toàn thiện, nhưng chính những tôn giáo này lại rất thường xếp Thiên Chúa ấy vào một xó, và dành sự tôn kính của họ cho cả một thế giới thần linh thấp kém hơn, hoặc tốt hoặc xấu. Người ta cũng biết những thần linh này phải tuỳ thuộc vào vị Thiên Chúa tối thượng ấy, nhưng họ cho rằng những thần linh này gần gũi với họ hơn, chia sẻ thân phận với họ nhiều hơn, do đó cầu khẩn hay nài xin dễ có lợi ích hơn.

Cuối cùng, một số lớn các tôn giáo dân ngoại tin rằng có những lực lượng hay sức mạnh hại cần phải được hoà giải bằng những nghi thức cúng tế.

“Chủ nghĩa hiện thực” sơ đẳng này, nói nôm na là: việc nào cần thì làm trước, dường như bắt nguồn từ những huyền thoại ngoại giáo, những nghi thức ngoại giáo, và những pha trộn sau này trong những chủ nghĩa hoà đồng thực dụng, mà đền Panthéon là một thí dụ điển hình.

Chắc chắn không thể nghi ngờ là dưới mắt của những người theo đạo Do Thái, và còn hơn thế nữa, của những người theo Kitô giáo, tất cả các thần linh ngoại giáo chỉ có thể là ma quỷ. Vì thế, luôn luôn có những cuộc chiến đấu anh hùng, đối với người Do Thái thì đặc biệt vào thời Macabê, còn đối với người Kitô giáo thì là suốt thời kỳ bắt hại đẫm máu. Vì thế, người Kitô hữu luôn luôn cảm thấy một sự kinh tởm về mặt tôn giáo khi phải đối diện với việc thờ lạy “tượng thần” – như họ vẫn nói – tức là những hình tượng phù phiếm trong việc thờ cúng ma quỷ của dân ngoại.

Theo quan điểm mà chúng ta thừa hưởng từ xa xưa, nếu ta để qua một cái tôn giáo duy nhất chân thực, tôn giáo của các tổ phụ, của Môisê, và của Kitô giáo, thì rõ ràng là lịch sử các tôn giáo không gì khác hơn lịch sử của chủ nghĩ a Satan. Danh hiệu “Thủ lãnh của thế gian” mà Chúa Kitô dùng để chỉ Satan chỉ có thể được hiểu theo nghĩa đó.

Khi so sánh sự đơn nhất trong việc thờ phượng Thiên Chúa: trước hết là Yavê rồi tới Ngôi Lời nhập thể, với sự đa tạp trong việc thờ cúng các thần giả hiệu, ta bó buộc phải nhìn nhận rằng: nếu Chúa Giêsu thực sự là vị Vua duy nhất, thì Ngài thật chí lý khi tuyên bố: “Nước Ta không thuộc về thế gian này!”

Và chúng ta cũng hiểu được tại sao nghi thức rửa tội Kitô giáo lại nhấn mạnh vào việc trừ quỷ, được cử hành nhiều lần trong nghi lễ. Người ta còn gặp lại việc trừ quỷ rất nhiều lần trong phụng vụ Công giáo. Khi một linh mục làm phép nước thánh, ngài đọc trên muối mà ngài sẽ pha vào trong nước đó những lời sau đây:

“Hỡi muối được Thiên Chúa h ằng sống tạo dựng nên, ta trừ quỷ cho ngươi, để ngươi trở nên thứ muối tinh khiết ích lợi cho phần rỗi các tín hữu, để ngươi trở nên một khí cụ đem lại hạnh phúc về tâm hồn cũng như thể xác cho tất cả những ai dùng ngươi, để người ta rảy ngươi vào chỗ nào thì chỗ đó được trừ khử và đẩy lui mọi ảo ảnh, mọi hiểm độc, và mọi cạm bẫy của ma quỷ chuyên lường gạt, cũng như mọi tinh thần bất chính, chúng bị xua đuổi bởi Đấng sẽ đến phán xét kẻ sống, kẻ chết, và cả thế gian bằng lửa. Amen”.

Rồi ngài cũng đọc trên nước phải làm phép:

“Hỡi nước được tạo dựng, nhân danh Thiên Chúa là Cha Toàn Năng, ta trừ quỷ cho ngươi, để ngươi trở nên nước tinh khiết có khả năng xua đuổi tất cả mọi quyền lực thù nghịch, cũng như nhổ bật gốc đồng thời đuổi xa chính K Thù và những thiên thần bội phản cùng bè lũ với nó. Nhờ cũng một Đức Kitô Chúa chúng ta…”.

Ngài còn thêm:

“Lạy Chúa, vì phần rỗi của loài người, Chúa đã trộn lẫn chất nước này với những mầu nhiệm lớn nhất của Chúa, xin hãy rủ thương khấng nhận lời kêu cầu của chúng con, để nước này vốn là tạo vật của Chúa, nhờ ân sủng của Chúa, nhận được khả năng đuổi xa ma quỷ…“.

Cuối cùng, vào lúc làm phép nước trong phụng vụ tuyệt vời ngày thứ bảy tuần thánh, lời cầu nguyện đó được lặp lại:

“Vậy lạy Chúa, xin hãy ra lệnh cho mọi thần ô uế ra khỏi đây: xin hãy xua đuổi khỏi môi trường này tất cả mọi hiểm ác và mưu mô của ma quỷ. Đừng để quyền lực kẻ thù lẫn lộn vào nước này. Đừng để quyền lực ấy lai vãng chung quanh nước này và âm thầm lẻn vào nước này để quấy phá và làm cho nước này hư hoại. Xin cho tạo vật thánh này tránh được mọi tấn công của kẻ thù, được tinh khiết vì mọi hiểm ác đều bị xua đuổi…”

Nếu những công thức đức tin trong Giáo Hội này được xác nhận sáng tỏ như thế, thì còn ai nghi ngờ gì nữa?

Nhưng người ta nói, đó chỉ là những câu nói, những gì còn sót lại của những tín ngưỡng cổ xưa, mà dưới con mắt của người thời đại chỉ là những mê tín! Chúng tôi xin trả lời ý kiến đó bằng những dữ kiện. Tất cả những trường hợp quỷ nhập mà chúng tôi đã thuật lại, tất cả những nhân chứng của các linh mục trừ quỷ, và của những người đã chứng kiến những can thiệp của ma quỷ, đều khẳng định điều đó: người ta không thể rảy nước thánh lên một người bị quỷ nhập mà không làm cho con quỷ đang cư ngụ nơi người ấy cảm thấy tác dụng của nước ấy đối với nó. Nó đã phải kêu lên: “Mi đốt ta! Mi đốt ta!”. Vậy là nước thánh có hiệu lực tác động và tiêu huỷ những hành động bí mật của ma quỷ. Điều này đưa chúng ta tới một khía cạnh khác của chú nghĩa Satan.

MA THUẬT SATAN

Song song với tôn giáo Satan mà chúng tôi vừa đề cập, người ta thường cho rằng cũng có ma thuật Satan nữa. Nói cho đúng, không thiếu các nhà chuyên môn nghiên cứu về lịch sử các tôn giáo và các nghi thức phụng tự, đã nghĩ và dạy rằng: ma thuật thậm chí có trước tôn giáo, và tất cả các tôn giáo dân ngoại đều biến thể từ ma thuật. Nhưng ý kiến này càng ngày càng ít người chấp nhận, và nó cũng đáng bị như thế. Khó mà chắc chắn được con người đã bắt đầu bằng ma thuật để rồi chuyển sang tôn giáo đúng nghĩa.

Vậy, ma thuật đối nghịch với tôn giáo là gì?

Trong tôn giáo, con người nghiêng mình trước một quyền lực cao hơn, họ thờ lạy, cầu khẩn, đồng thời nhìn nhận sự yếu đuối bất lực của mình. Họ chấp nhận sự lệ thuộc của họ. Những dân tộc “sơ khai” nhất hi ện nay, nghĩa là những dân tộc kém tiến hoá nhất, theo chúng tôi nghĩ, vẫn còn rất gần với nguồn gốc xa xưa, như dân tộc Pygmés chẳng hạn, nơi những dân tộc này, thái độ đó vẫn còn hiện hành. Nơi họ, tôn giáo thậm chí vẫn còn thuần tuý hơn nơi những dân tộc tiến hoá hơn.

Trong ma thuật, con người khoe khoang về một quyền lực mầu nhiệm nào đó. Không những không nghiêng mình trước thần linh, con người còn tin rằng họ có thể điều khiển được cả thần linh. Họ phát minh ra những công thức và sử dụng chúng. Họ cho rằng nhờ những công thức đó họ có thể điều khiển được những sức mạnh thượng đẳng để chúng phục vụ họ. Não trạng của nhà ma thuật – hay của nhà phù thuỷ, t ức anh em sinh đôi với nhà ma thuật nhưng độc ác hơn – rất khác vớ i não trạng của con người tôn giáo. Một người bình thường làm sao có thể đi tới một não trạng như thế?

Đối với chúng tôi, đó là một điều khó hiểu. So với việc thờ thần tượng, thì ma thuật có tính Satan cao độ hơn rất nhiều. Khi thờ thần tượng, con người ít nhiều gì cũng có một tâm hồn thành thật. Người ta sai lầm trong bản chất của đối tượng tôn sùng, chứ không sai lầm trong việc họ lệ thuộc và cầu khẩn với đối tượng đó, vốn là điều tất yếu phải có. Người ta không dành sự tôn kính của họ cho Thiên Chúa đích thực, nhưng họ không sai lầm khi nghĩ rằng sự kính trọng của họ phải danh riêng cho một Đấng nào đó!

Trong ma thuật có sự phạm thánh, có sự kiêu ngạo, hãnh diện về một quyền lực đích thực đầy tính ma quỷ. Tên thầy bùa ra lệnh cho thần linh, nhưng hắn biết rằng các thần linh sẽ có lúc bắt hắn phải trả một giá rất đắt về sự thần phục tạm thời của họ. Dẫu sao, hắn vẫn hãnh diện vì ép buộc được họ, bắt họ phải tuân lệnh hắn ít nhất trong một thời gian nào đó. Hắn hãnh diện vì có được một quyền lực khiến cho anh em đồng loại của mình phải khiếp sợ, phải dành cho hắn nhiều lợi thế trước mắt, trong khi chờ đợi luật công bình tự nhiên trở lại giải quyết.

Chắc chắn ma thuật cũng như việc thờ cúng thần tượng phát sinh từ chính chủ nghĩ a hiện thực đó. Người ta đã thờ phượng những thần linh kém hơn, nghĩa là những thần giả tạo, thay vì thờ phượng chính Thiên Chúa chân thật đã được những người “sơ khai” nhìn nhận, vì những thần linh ấ y gần với chúng ta hơn, kêu cầu và hoà giải với họ có lợi ích hơn. Nhưng có một số người đã đầy cái chủ nghĩa hiện thực này đi xa hơn nữa, họ đã chuyển từ tôn giáo sang ma thuật, từ sự tuân phục sang một thứ giao ước ngầm, cho họ quyền ra lệnh cho chính thần linh. Việc chuyển từ tôn giáo sang ma thuật là một sự biến dạng, nhưng dẫu sao nó vẫn còn tự nhiên hơn là việc chuyển từ ma thuật sang tôn giáo. Nếu con người đã bắt đầu dùng ma thuật, ta sẽ không thể hiểu được làm sao họ lại thụt lùi – có thể nói như thế – về phía tôn giáo. Làm sao họ có thể kêu cầu những đại diện của những sức mạnh mà họ tưởng rằng đang nằm trong quyền sử dụng của họ?

Đó là hai loại Satan chủ nghĩa: tôn giáo Satanma thuật Satan, mà chúng ta đã định nghĩa rõ ràng. Trong tôn giáo Satan thì Satan là “thủ lãnh của thế gian này”, bởi vì toàn thể thế giới đều nghiêng mình trước bàn thờ của nó và dâng lễ vật cho nó. Trong ma thuật Satan, thì dườ ng như Satan đồng ý vâng lời con người khi họ sử dụng một số công thức hoặc cử hành một số nghi thức nào đó. Nhưng Satan không mất mát gì trong chuyện đó cả, vì những người thực hành ma thuật cuối cùng sẽ bị Satan thu phục lại, và nó sẽ thống trị họ một cách còn chặt chẽ hơn và đầy đủ hơn tất cả những người thờ phượng nó.

Ma quỷ trong thế giới này nay

Đức Giám mục Cristiani

Bình luận