Icon Collap
...
Trang chủ / Điều kiện cần và đủ để có một niềm tin trưởng thành

Điều kiện cần và đủ để có một niềm tin trưởng thành

Đối với người Ki-tô hữu, niềm tin đa chiều kích được xây dựng dựa trên ba khía cạnh:

  • Niềm tin vào Thiên Chúa
  • Niềm tin vào anh chị em, những người xung quanh
  • Niềm tin vào chính bản thân mình

Niềm tin trong cuộc sống rất quan trọng. Nó là nền tảng căn cốt của sự cho đi, mở lòng và nỗ lực. Làm sao bạn có thể tâm sự giãi bày hết ruột gan của mình với một ai đó mà bạn không có niềm tin đúng không. Chỉ khi có niềm tin, bạn mới có khả năng nói chuyện và bộc lộ hết con người của mình.

Vậy, để tin vào một người, cần hội tụ những điều kiện nào?

Để có một niềm tin trưởng thành và chính xác cần hội tụ đủ 2 yếu tố “Chủ quan”“Khách quan”

  1. Yếu tố chủ quan:
  •  Gặp gỡ – tiếp xúc – trao đổi: Chúng ta không thể tin một người khi chúng ta chưa tiếp xúc và hiểu biết về họ. Bởi đó, chúng ta cần một khoảng thời gian để gặp gỡ và tìm hiểu về đối tượng.
  • Nhận định và chọn lựa: Đối tượng như thế nào, có khả tín với mình hay không.
  • Dấn thân cho đối tượng: Khi đã cảm thấy đối tượng khả tín với mình, chúng ta đi tới quyết định dấn thân cho đối tượng chứ không phải nơi môi miệng nữa.
  • Thẩm định lại: Sau quãng thời gian gặp gỡ, nhận định và dấn thân; chúng ta đi tới sự thẩm định lại việc dấn thân của mình cho đối tượng đó và những gì chúng ta nhận được. Những điều người đó nói, làm có mang lại lợi ích cho chúng ta hay không; có giúp chúng ta giải thoát và được chữa lành hay không?
  • Sống chết cho đối tượng: Khi đã chắc chắn về đối tượng, chúng ta đi tới quyết định sống chết cho đối tượng.

Trong sách Khải Huyền. Chúa nói với dân Laoxiđê: “Ta biết các việc ngươi làm. Ngươi chẳng nóng mà cũng chẳng lạnh. Phải chi ngươi lạnh hẳn hay nóng hẳn đi nhưng vì ngươi hâm hâm chẳng nóng chẳng lạnh nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng ta (Kh 3,15-16)

Trên tất cả, niềm tin phải dựa vào chính bản thân mình tìm tòi và khám phá mới trở nên trưởng thành và chắc chắn. Thiên Chúa đã nói: “Đức tin của con đã cứu chữa con.” Chúa đòi nơi chúng ta lòng tin thật vào Chúa chứ không phải lòng tin vay mượn của cha mẹ. Chúa muốn chúng ta khám phá và tìm hiểu Thiên Chúa qua Lời của Ngài, qua những điều Ngài đã sống và đã làm, để đi tới quyết định chắc chắn cho Ngài. Chúa không muốn thái độ nửa vời, giữ đạo theo hình thức, giữ đạo cho có.

     2. Yếu tố khách quan: Đối tượng làm chúng ta tin

  • Có thật: có lịch sử chứ không phải huyền thoại: tên, tuổi, gia phả, dòng tộc, quốc gia, ngày sinh, ngày mất,…
  • Nổi tiếng và có vai trò trong lịch sử
  • Được nhiều người biết đến và tin nhận
  • Cuộc đời khi sống tốt đẹp và làm cho chúng ta ngưỡng mộ
  • Thương chúng ta thật lòng
  • Có uy quyền, có khả năng để giúp chúng ta
  • Không chỉ trong quá khứ mà mọi thời vẫn giúp chúng ta
  • Nói như thế nào thì làm và sống như vậy để làm gương cho chúng ta.

    Qua 2 yếu tố trên chúng ta thử xem lại Chúa Giê-su có hội đủ những yếu tố đó không? Nếu có đủ thế chúng ta đã tin tưởng ở nơi Ngài chưa?

Vậy đối với Chúa Giê-su, Chúa đòi chúng ta tin vào Ngài nhờ cái gì?

Đó là nhờ:

  • Những chứng từ của những người đã làm chứng cho Ngài trong Kinh Thánh: lề luật và các ngôn sứ, Gio-an Tẩy Giả, những lời giảng dạy và những việc mà Ngài đã làm
  • Thánh Thần
  • Chúa Cha: Đây là Con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta mọi đàng
  • Hậu duệ của Ngài: hiện nay trên thế giới có 2,5 tỉ người tin vào Chúa Giê-su
  • Qua các tư liệu về Ngài: Ngài là người đã làm tốn nhất các loại giấy, bút, mực in để tìm hiểu vào Ngài, không đếm được bao nhiêu cuốn sách viết về Chúa Giê-su.

Vậy để có một niềm tin trưởng thành và chính xác, chúng ta cần dành thời gian tìm hiểu và khám phá qua cả 2 yếu tố chủ quan và khách quan. Đó chính là nền tảng của một niềm tin bền vững. Nguyện xin Thiên Chúa thúc đầy lòng tin nơi mỗi người chúng ta được thêm bền vững và khôn ngoan, thêm can đảm và vững mạnh. Amen.

Lớp học đức tin

Maria Thanh Tâm

Truyền thông Sinh viên Công giáo

Bình luận