Icon Collap
...
Trang chủ / Niềm Tin Trong Mỗi Con Người?

Niềm Tin Trong Mỗi Con Người?

LỚP HỌC ĐỨC TIN
Hôm nay Cha Gioan lại tiếp tục giúp chúng ta hiểu thêm về niềm tin vào Thiên Chúa. Cha nói trong mỗi chúng ta hình thành các dạng chất niềm tin hay còn gọi phân loại niềm tin như sau:

  1. Niềm Tin Vay Mượn: – Từ khi chúng ta còn nằm trong bào thai niềm tin của chúng ta được vay mượn từ người mẹ.
    Ví dụ. Khi người mẹ đang mang thai, người mẹ đó mang niềm tin tưởng tuyệt đối về Thiên Chúa thì sau này lớn lên chúng ta có một chút niềm tin vào Thiên Chúa. Còn ngược lại nếu người mẹ đó có ác cảm về Thiên Chúa thì sau này chúng ta cũng có ác cảm về Thiên Chúa mà thôi.
    – Niềm tin của tổ tiên, ông bà, cha mẹ để lại cho chúng ta.
  2. Niềm Tin Chắp Vá: Lớn lên một chút niềm tin của chúng ta học được từ thầy cô dạy giáo lý, từ khi chúng ta đến nhà thờ tham dự thánh lễ, từ việc đọc sách Kinh Thánh, hay học hỏi từ các sách nói về Thiên Chúa.
  3. Niềm Tin Cảm Tính: Loại niềm tin này chúng ta phụ thuộc vào tình cảm cá nhân, có lòng mến thì hăng say chạy đến với Chúa, còn bị ép buộc thì đến với Chúa cách khô khan.
    Ví dụ:
    – Ở trẻ nhỏ: thầy cô dạy thích thì học, không thích thì không học; theo tình cảm mà thôi.
    – Đến với Chúa sốt sắng thì rất thích, đến khi Chúa lấy hết sự sốt sắng và làm cho khô khan nguội lạnh thì chán không muốn cầu nguyện nữa.
  4. Niềm Tin Lý Tính: Niềm tin lý luận, nghi ngờ, băn khoăn của tính con người.
    – Lúc này bắt đầu đặt vấn đề, Chúa có không? Tại sao Chúa Ba Ngôi mà không phải là bảy Ngôi? Bây giờ lý trí thôi thúc chúng ta đi tìm những lời giải cho minh, tìm những thắc mắc của mình. Khi đó lòng tin của mình lớn lên một chút.
    – Nghi ngờ lên cao, tại vì đầu óc chúng ta muốn tìm hiểu minh bạch, tất cả mọi thứ phải rõ ràng, tường minh.
    – Giới hạn của lý trí: – Bao nhiêu triết gia lí luận mãi không được bắt đầu bế tắc, khi bế tắc thì bắt đầu phải đưa ra chọn lựa. Một là đầu hàng, hai là tuyệt vọng.
    Lý trí: Là quà tặng của Thiên Chúa ban cho chúng ta để chúng ta khám phá, tim hiểu về.
    – Bản thân mình
    – Vũ trụ
    – Thiên Chúa.
    Tuy nhiên, giới hạn của lý trí con người là “trái cấm” ( Chúa tạo ra con người cho con người làm chủ muôn loài, cây cỏ nhưng trái cấm trong vườn địa đàng là hình ảnh biểu trưng cho giới hạn lý trí của con người).
  5. Niềm Tin Ý Chí: Niềm tin duy ý chí. (nhưng cũng có giới hạn)
    Nhiều người không hiểu gì về Chúa, nhưng trong ý chí của họ mạnh mẽ lắm, tôi tin và sẵn sàng chết cho niềm tin đó. Họ biết tất cả có những giới hạn và chỉ biết dùng khả năng của ý chí là sức mạnh nội tại của họ để họ sống niềm tin đó. Những ai sống bằng niềm tin ý chí này thì hoàn cảnh, tình cảm chẳng làm gì được họ, họ vượt thắng cả hiểu biết để chấp nhận và họ có một ý chí sắt đá.
    Ví dụ: Như các Thánh tử đạo, có nhiều người không giỏi nhưng họ có ý chí tin tưởng vào Thiên Chúa tuyệt đối và vì thế giúp họ chiến thắng tất cả.

  6. Niềm tin Duy Đạo Đức: – Dạng niềm tin này là họ luôn có lòng đạo đức sốt sắng, niềm tin này dẫn đến mù quáng, cuồng tín.
    – Dạng niềm tin này cầm giữ niềm tin cho những người ít học.
    Ví dụ: Nhất là các bà có lòng đạo đức, có cấm gì thì các bà vẫn cứ đọc kinh, vẫn luôn siêng năng đến nhà thờ. Người khác có hỏi các bà Chúa ba Ngôi hay bảy Ngôi, thì các bà cũng chẳng cần biết thật hay giả, có hay không? các bà vẫn tin Chúa Ba Ngôi là Chúa ba Ngôi như vậy.
  7. Niềm Tin Ngộ Nhận: Niềm tin này rất nguy hiểm, bi đát. Có nhiều người chẳng có niềm tin nhưng họ cứ tự nhận mình có một niềm tin trưởng thành. Tới khi chịu thử thách, hay khi cầu xin không được thì niềm tin đó bay đi đâu mất.
    Có rất nhiều người sống trong đời tu cứ nghĩ mình có niềm tin trưởng thành vào Chúa nhưng khi nói họ vào cầu nguyện thì họ không cầu nguyện được, họ không biết cầu nguyện như thế nào? gặp gỡ Chúa ra sao, Chúa nói gì với họ họ chẳng biết.
    Ví dụ:
    – Người thân mình chết thì là về hưởng hạnh phúc Thiên đàng với Chúa nhưng sao họ vẫn khóc, vẫn than. Như vậy có phải tin không? Có giống người vô thần không?
    – Đau khổ là con đường thập giá Chúa gửi nhưng ta vẫn không chịu, vẫn không chấp nhận. Tin là gì? Là Chúa nói sao làm vậy, Chúa muốn mình vác thập giá thì hân hoan vác thập giá, nhưng khi Chúa cho đau khổ thì oán trách Chúa.
  8. Niềm Tin Trưởng Thành: Là niềm tin của bản thân mình. Bởi tự bản thân mình khám phá.
    Chúa nói niềm tin của con đã cứu chữa con, hay là niềm tin của cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã cứu chữa con.
    Để đạt tới niềm tin trưởng thành chúng ta cần:
    – Hiểu biết: Đừng mù tối, mù quãng, cố gắng học hỏi, tìm hiểu.
    – Kinh nghiệm: Kinh nghiệm cá nhân giữa mình với Chúa. Chúa đến với mình, Chúa gặp mình, Chữa lành bệnh tật cho mình, Chúa cứu mình hay người thân khỏi chết sau những lần tai nạn hay gặp rủi ro.
    – Cam kết với Chúa: Niềm tin của chúng ta không thể nói suông, để Đức tin của chúng ta trở thành hành động thì phải có cam kết.
    Ví dụ: Trong đời tu thì cam kết sống khó nghèo, sống khiết tịnh…
    Trong cá nhân cam kết từ bỏ tính hư tật xấu này thì phải cố gắng làm cho được.
    – Thực hành: Thực hành mà thấy ứng nghiệm thì niềm tin của chúng ta sẽ vững vàng hơn.
    – Cầu nguyện: Một Đức tin trưởng thành thì đòi buộc chúng ta phải luôn luôn cầu nguyện, đừng bao giờ nghĩ mình có đức tin vững chắc, luôn luôn ý thức Đức tin của mình mềm yếu mỏng giòn, luôn luôn cảm thấy mình cần Chúa. “Lạy Chúa, con tin nhưng đức tin của con yếu đuối xin ban thêm lòng tin cho con”.

    Pet Hoán.
    Truyền thông sinh viên công giáo

Bình luận