Icon Collap
...
Trang chủ / Chiếc áo vẫn dính nguyên máu và sự thật ít biết về vụ ám sát Giáo Hoàng Gio-an Phao-lo II

Chiếc áo vẫn dính nguyên máu và sự thật ít biết về vụ ám sát Giáo Hoàng Gio-an Phao-lo II

Chiếc áo vẫn dính nguyên máu của giáo hoàng Ba Lan.

chiec-ao-dinh-nguyen-mau-trong-vu-am-sat-thanh-giao-hoang-gio-an-phao-lo-II

Chiếc áo mà St.John Paul II đã mặc vào ngày 13 tháng 5 năm 1981, khi Ngài bị kẻ ám sát bắn.
Chiếc áo vẫn dính nguyên máu của giáo hoàng Ba Lan.

Trước một tay súng chuyên nghiệp, trong một khoảng cách gần, ngài vẫn sống sót kì diệu. Và ngài tin rằng chính Đức Mẹ đã can thiệp và cứu mình trong vụ ám sát.

Khi gặp mọi sự gian nan, hãy đến với Mẹ xin Mẹ chở che. Hãy thực hiện những Mệnh Lệnh Thánh mà Đức Mẹ truyền ban dạy bảo tại Fatima, mọi sự đều sẽ vượt qua nhưng không phải theo ý riêng con người chúng ta, mà là theo Thánh Ý Chúa.

13/5/1917 cũng là ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima
Hãy nương nhờ bóng Mẹ, xin Mẹ can thiệp trong đời sống chúng ta.

Lạy Mẹ, xin chuyển cầu cho chúng con
Lạy Thánh John Paul II, cầu nguyện cho chúng con!

Bài đọc thêm: https://svconggiao.net/2017/10/23/ba-net-noi-bat-trong-doi-song-tam-linh-cua-vi-thanh-giao-hoang-gioan-phaolo-ii/

NHỮNG SỰ THẬT ÍT BIẾT VỀ VỤ ÁM SÁT ĐỨC GIÁO HOÀNG GIO-AN PHAO-LO II

1. Có 20,000 người đã ở quảng trường thánh Phêrô khi thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II bị ám sát hụt. Đối với nhiều người, đó là cảnh tượng kinh hoàng.

2. Kẻ ám sát không thông minh lắm. Trong túi quần của hắn, người đàn ông Hồi giáo tên Mehmet Ali Agca, là một hộ chiếu với tên giả. Người ta điều tra được đây là tên của một người bị kết án tử hình chỉ một năm trước đó ở Thổ Nhĩ Kỳ.

3. Có vẻ tay súng đã tha mạng cho một đứa bé. Đó có thể là một hành động nhân ái, hoặc vì động cơ khác. Nhưng khi Đức Gioan Phaolô II vươn tay để ôm lấy một em bé 18 tháng tuổi để chúc lành, thì tay súng chờ đến khi đứa bé được trả về mẹ của mình, thì mới nã súng.

4. Đức Gioan Phaolô II từ chối việc mặc áo vest chống đạn. Một năm trước, ngài nói ở Ireland rằng, “đó là nguy hiểm nghề nghiệp” mà ngài chấp nhận.

5. Kẻ ám sát đã bắn hai phát đạn liên tục. Agca nghĩ “chắc chắn mình đã giết được giáo hoàng.”

6. Kết thúc buồn cho một Vệ binh Thụy Sĩ. Một thành viên trẻ của Vệ binh Thụy Sĩ bảo vệ giáo hoàng, là Alois Estermann, đã lao mình che chở cho giáo hoàng trên đường tới nhà thương. Một năm sau đó, ông được phong làm chỉ huy của đội Vệ binh vì sự dũng cảm của mình. Nhưng năm sau đó nữa, ông và vợ sát hại và kẻ giết người đã tự tử. Xin hãy cùng cầu nguyện cho họ.

7. Tình tiết không ngờ trong kịch bản ám sát. Một viên đạn bắn vào bụng của giáo hoàng, viên còn lại bắn vào khuỷu tay trái. Nhưng các chuyên gia phân tích quỹ đạo đạn nói rằng, hai viên đạn phải có điểm xuất phát khác nhau. Phép lạ là có thật.

8. Vấn đề với xe cứu thương. Chiếc Popemobile đã kéo theo một xe cứu thương nhưng nó không hoạt động. Nên một xe cứu thương khác đã đến.

9. Câu chuyện trớ trêu về chiếc cứu thương. Đức Giáo Hoàng một ngày trước đó đã làm phép chiếc xe cứu thương chưa ai sử dụng này. Ngài còn nói: “Tôi cũng chúc lành cho bệnh nhân đầu tiên dùng xe cứu thương này.” Wow…

10. Người lái xe cứu thương chọn con đường dài hơn, nhưng ít kẹt xe hơn để đi. Tuy nhiên, chiếc xe suýt tông vài lần trên đường tới nhà thương – thậm chí một cảnh sát có mang súng đã cảnh báo chiếc xe. Đức giáo hoàng bị đập đầu vào gối bác sĩ nhiều lần.

11. Những lời của giáo hoàng phản ánh trái tim ngài. Tất cả những gì ngài thốt ra lúc ấy là: “Maria. Mẹ con. Maria! Mẹ con!”

12. Đức Giáo hoàng sống sót. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên lắm, nhưng một tháng sau đó, một cơn sốt cao 104 độ F (gần 50 độ C) đã suýt lấy đi mạng sống ngài. Và ngài vẫn sống sót.

13. Tổng thống Mỹ cầu nguyện. Tổng thống Mỹ, vừa phục hồi sau vụ ám sát của chính ông, bảo đảm với Đức giáo hoàng rằng ông sẽ cầu nguyện cho ngài. Leonid Brezhnev, lãnh đạo Liên Xô, cũng gửi đi một thông điệp.

14. Đức Giáo Hoàng đưa ra một yêu cầu kỳ lạ. Ngày Đức giáo hoàng bị bắn cũng là ngày kỷ niệm một trong những sự kiện quan trọng nhất trong thế kỷ 20 – ngày Đức Mẹ bắt đầu hiện ra ở Fatima, Bồ Đào Nha năm 1917. Đức giáo hoàng đã yêu cầu văn bản đầy đủ và xác thực của “bí mật” Fatima để ngài nghiên cứu.

15. Và điều này thì chắc hẳn ai cũng biết. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II tin rằng Đức Mẹ đã can thiệp và cứu mình trong vụ ám sát.

Nguồn: Lòng Chúa Thương Xót

Bình luận