Icon Collap
...
Trang chủ / Ngôi lời chính là Thiên Chúa

Ngôi lời chính là Thiên Chúa

Trong những ngày qua chúng ta mừng lễ Giáng Sinh và các bạn cũng biết lễ Giáng Sinh không chỉ là ngày lễ riêng của người Công Giáo mà nó đã trở thành ngày lễ của toàn thế giới. Bất kể tôn giáo nào họ cũng mừng lễ Giáng Sinh và chúc nhau Giáng Sinh an lành thánh đức. Hòa vào niềm vui đó ngày 31/12/2020 các bạn sinh viên Y Dược cùng với cha Phêrô Lê Hoàng Nam dâng thánh lễ tất niên chào năm cũ 2020 đón năm mới 2021 tại đền thánh Giêrađô thuộc giáo xứ Thái Hà. Qua bài tin mừng cha Phêrô chia sẻ: Chúng ta luôn có một thắc mắc tại sao cả thế giới mừng ngày lễ Giáng Sinh, ngày ra đời của một em bé tên là Giê-su mà không phải bất cứ một em bé nào trên khác trên toàn thế giới.

Ngày xưa khi mà Chúa Giê-su về trời rồi các tông đồ đi rao giảng thì chắc chắn điều đầu tiên họ rao giảng phải là về Chúa Giê-su. Từ đó người ta mới đua nhau viết về Chúa Giê-su. Nên ngoài bốn sách tin mừng mà chúng ta thường đọc là Mattheu, Marcô, Luca, Gioan thì còn nhiều tác phẩm, cuốn sách khác viết về Chúa Giê-su. Trong đó người ta thêu dệt rất nhiều câu chuyện về Ngài. Nhưng bốn sách tin mừng đó là lời Chúa được xem là những cuỗn sách phản ánh một cách chính xác nhất liên quan đến đức tin của chúng ta về Đức Giê-su cũng như những dữ liệu màng tính lịch sử về Đức Giê-su. Chúng ta hiểu như thế để biết được rằng tại sao thánh Gioan phải viết một đoạn dài để mô tả cho chũng ta về ý nghĩa của ngày lễ Giáng Sinh. Bởi vì chúng ta biết để chứng minh rằng em bé sinh ra một cách tầm thường nơi hang lừa máng cỏ lại là đấng cứu độ không phải là một chuyện dế. Vì trong tâm thức người Do Thái hay trong tâm thức của bất kỳ con người nào khác đã là đấng cữu độ phải có cái gì đó đặc biệt. Đối với người Do Thái thì họ tin rằng đấng cữu độ ít ra phải như các Thiên Thần hoặc tệ hơn nữa thì cũng phải trội vượt là xuất thân từ dòng giói nào đó hoặc có một khả năng phi thường nào đó thì mới thành đấng cữu độ. Nhưng mà chúng ta thấy nhìn sự Giáng Sinh của Chúa Giê-su, nhìn hoàn cảnh của Ngài, Bố Mẹ của người chúng ta không ai có thể nghĩ rằng thằng bé đó lớn lên là đấng cữu độ toàn nhân loại.

giang-sinh-ngoi-loi-chinh-la-thien-chua

Khi Chúa Giê-su sinh ra nơi hang lừa máng cỏ thì không có ca đoàn nào ở đó sẵn nên Chúa mới sai các thiên thần hát xướng lên như thế, một cách nào đó để chứng minh cậu bé này là người thật vì có giới tĩnh và giới tĩnh đó là con trai và là tin vui mới hát hò lên như thế. Sau đó chúng ta biết thánh Luca cũng mô tả Đức Mẹ và thánh Giu-se dâng Chúa Giê-su trong đền thờ bằng một đôi chim gãy và cặp bồ câu non là dẫu chỉ cho thấy đây là một gia đình nghèo. Những chi tiết đó rất là khó thuyết phục là một thằng bé sinh ra trong một gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn như thế lại là đấng cữu độ. Cho nên sau này Luca chững minh thêm bằng cách đưa thêm nhiều nhân chững có thế giã khác là cụ Simeon và bà Anna là những người đạo đức thánh thiện nói và làm chững rằng Chúa Giê-su là đấng cữu độ. Rồi sau đó các tin mừng khác tiếp tục truyền thống đó dẫn chững người này người kia để nói rằng Chúa Gie-su là đấng cữu độ bởi vì nó không phải một thằng bé bình thường sinh ra bởi một người nam và một người nữ mà xuất thân của nó khác hẳn những đứa bé khác. Và Gioan là người viết ra đoạn này để chững minh thân thế thằng bé tên Giê-su không phải tầm thường. Nguồn gốc của nó còn lớn hơn cả Thiên Thần.

Tin mừng theo thánh Gioan có biểu tượng là con chim đại bàng vì khởi đầu tin mừng thánh nhân đã nói như thế này: “Lúc khởi đầu đã có ngôi lời, ngôi lời vẫn hướng về Thiên Chúa và ngôi lời chính là Thiên Chúa”. Ba tin mừng còn lại được xem là tin mừng nhất lám vì bắt đầu từ dưới đất này. Chỉ có tin mừng của Gioan là đi từ trên xuống vì Ngài viết chuyện từ trên trời. Chúa Giê-su vừa là con người vừa là Thiên Chúa bởi vì theo Gioan Chúa Giê-su là ngôi lời. Ngôi lời chính là Thiên Chúa đối với người Do Thái lời không phải chỉ là cái âm thanh vô vọng, nó là môt cái gì đó mạnh mẽ, năng lực thần thiêng, có cái lời đó tất cả được tạo dựng. Sác sáng thế đã nói lên Thiên Chúa tạo dựng bằng cách Người nói. Thiên Chúa phán thì lời đó xuất ra từ ba ngôi Thiên Chúa nhờ đó có muôn loài muôn vật. Cho nên cái hình ảnh đó diễn tả rằng khi tạo dựng nên trời đất muôn vật thì bé Giê-su đã có rồi và nguồn gốc là từ nơi Thiên Chúa. Lúc khởi đầu mà đã có ngôi lời rồi thì nghĩa là Người có trước khi khởi đầu và ngôi lời chính là Thiên Chúa vẫn hướng về Thiên Chúa. Ngôi lời không phải là một cái dì đó hướng về Thiên Chúa mà ngôi lời chính là Thiên Chúa.

Chúa Giê-su là ngôi lời, là lời phát ra từ Thiên Chúa và có muôn loài muôn vật cái đầu tiên trong ngày tạo dựng đầu tiên Thiên Chúa phán: “Hãy có ánh sáng”. Ngày thứ nhất Người tạo ra ánh sáng mà ngày thứ tư Người mới tạo ra mặt trời. Ánh sáng là khởi sự của muôn loài muôn vật. Có ánh sáng thì có sự sống, không có ánh sáng thì không có sự sống. Nên hình ảnh của ánh sáng và sự sống đi kèm với nhau và tất cả hình ảnh diễn tả hướng về Chúa Giê-su. Từ đây thánh Gioan bắt đầu mô tả về vai trò, vị trĩ của ngôi lời như ánh sáng, sự sống và Ngài đến thế gian này để làm gì? Gioan mô tả việc nhập thể của Chúa Giê-su hệt như một tia sáng nào đó chiếu vào trong vùng tăm tối rồi từ đó bừng lên một sự sống mới. Cho nên khi Chúa Giê-su xuống thế làm người được xem như công trình tạo dựng mới vì lúc đó luồng ánh sáng mới. Lúc xưa ngôi lời xuất hiện bằng lời còn trong công trình tạo dựng thứ hai này ngôi lời đã xuất hiện bằng hình ảnh của một con người. Các thánh sử khi mô tả về Giáng Sinh của Chúa rất hay. Đầu tiên các Ngài mô tả về một buổi tối tăm đồng không mông quạnh, mục đồng chăn chiên thức đêm vât vả, đó là những hình ảnh tượng trưng cho sự lầm than đói khát của con người. Trong tình cảnh đó ngôi lời bùng lên như một ánh sáng, sáng lên chiếu rọi mang lại niềm vui cho họ. Việc Chúa Giê-su xuống thế làm người không phải chỉ mang đến cho chúng ta những việc bên ngoài, cười vui một chút là xong mà nó là khởi sự của một cái gì đó mới.

giang-sinh-ngoi-loi-chinh-la-thien-chua

Thánh Gioan tiếp tục mô tả về ý nghĩa đó cho nên chỉ nói cách chung chung thì chẳng ai tin cả. Người kéo ông Gioan tẩy giả vào mô tả ông là tôi đến để làm chứng về ánh sáng để mọi người nhờ ông mà tin. Nên ông Gioan tẩy giả không phải là ánh sáng. Ông chỉ làm chứng là có ngôi lời, Chúa Giê-su, đứa bé này mới là ánh sáng thật và ai tin vào đứa bé đó thì sẽ được sống. Điều trớ trêu là loài người không nhận ra Ngài. Điều mà thánh Gioan mong chờ chúng ta la háy tin, nhận ra Chúa Giê-su là đấng cữu độ. Ngài đến mang cho chúng ta bình an và sự sống mới. Thì ai tin bé Giê-su này là đấng cữu độ, là Thiên Chúa thì sẽ được gì? Thánh Gioan mô tả tiếp là người đó sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Bởi vì Chúa Giê-su đến làm cho chúng ta thành con của Thiên Chúa. Chúng ta được làm con của Chúa Cha là nhờ Chúa Giê-su. Nên chúng ta gọi Chúa Giê-su là anh của mình, là trưởng tử trong số những người từ kẻ chết sống lại và chính chúng ta đây. Những người đó được sinh ra bởi thần khí chữ không phải là bởi nhục thể, bởi xác thịt đàn ông hay đàn bà nhưng là bởi Thiên Chúa.

Trong kinh tin kính: “Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật”. Tại sao lại Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật? Vì người ta cho rằng ngày xưa Chúa Giê-su là Thiên Chúa đi. Nhưng còn bé hơn so với Thiên Chúa thật tí. Hay Chúa Giê-su được Chúa Cha nhận nuôi chứ không phải con ruột. Cho nên không phải là thật. Do đó công đồng Calcedonia phải thêm cái chữ “Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật”. Giống như người ta thắp một cây nến từ một cây nến thì ngọn lửa đó phát xuất từ lửa thật chữ không phải ngọn lửa ở đâu đến. Nên Chúa Giê-su không phải là một Thiên Chúa bé bé thấp hơn Thiên Chúa Cha chút hay được Chúa Cha nhận nuôi… mà Ngài chính là Thiên Chúa và vì Ngài là Thiên Chúa nên mới có thể ban cho chúng ta ơn cữu độ.

Bởi thế Ngài mới nói rằng chúng ta ai cũng khao khát được nhìn thấy Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa vô hình còn chúng ta hữu hình ở dưới đất làm sao nhìn thấy Thiên Chúa. May thay nhờ Thiên Chúa xuống thế vừa là Thiên Chúa vừa là con người Ngài nỗi kết chúng ta với Thiên Chúa. Cho nên nơi Chúa Giê-su trở thành điểm gặp gỡ giữa thiên đàng với trái đất. Từ nơi Chúa Giê-su Thiên Chúa đi ngang qua Ngài đụng chạm chúng ta và chúng ta qua Chúa Giê-su đụng chạm tới Thiên Chúa. Chúa Giê-su như là cái cửa đi qua đó là chúng ta vào Thiên Đàng. Ngài mới nói là Thiên Chúa chưa ai thấy nhưng con một là Chúa Giê-su đã thấy bởi vì Ngài từng là Thiên Chúa, Ngài là Thiên Chúa và Người xuống với chúng ta. Nên chúng ta muỗn về Thiên Đàng thì không còn cách nào khác là bám vào Chúa Giê-su để khi Ngài về Thiên Đàng Ngài đưa chúng ta về cùng.

Bài đọc thêm: Vì sao chúng ta mừng lễ Giáng Sinh ngày 25-12?

Tóm lại tạo sao chúng ta được Giáo Hội nghe đoạn tin mừng dài như thế này nhưng chỉ rút lại một chữ thôi. Ngài bảo chúng ta hãy “tin” đứa bé đó là Thiên Chúa xuống thế làm người là đấng cữu độ chúng ta. Chỉ cần tin thôi là chúng ta được ơn cữu độ.

Trong đêm Giáng Sinh Thiên Thần hợp với nhau để tôn vinh Thiên Chúa: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”. Vinh danh hay vinh quang của Thiên Chúa không phải là kiểu hào nhoáng quyền lực của riêng Ngài. Thiên Chúa được vinh danh khi con người có được bình an. Con người được bình an thì Thiên Chúa được vinh danh. Chúng ta xin cho danh Cha cả sáng là xin cho chúng ta sống cuộc sống hạnh phúc, bình an thì Thiên Chúa được vinh danh.

Ngài rất yêu chúng ta, yêu đến mức độ mà Ngài làm cho cái hạnh phúc của chúng ta trở thành cái hạnh phúc của Ngài. Cái bình an của chúng ta trở thành bình an của Ngài. Khi chúng ta không hạnh phúc Ngài cũng không hạnh phúc. Đó là hoàn cảnh của hai người yêu nhau là lấy hạnh phúc của người mình yêu làm hạnh phúc của mình. Chúng ta tạ ơn Chúa vì rất nhiều ơn lành mà Chúa ban cho chúng ta suốt một năm qua. Amen.

Mời bạn đọc thêm: Hành trình tìm kiếm và khám phá Thiên Chúa của các nhà chiêm tinh

Ngôi lời chính là Thiên Chúa

Phanxico

Truyền thông sinh viên Công Giáo

Bình luận