Icon Collap
...
Trang chủ / Đặc ân Phaolô

Đặc ân Phaolô

Đây là một giao ước vĩnh viễn vì đã được Chúa Giêsu thiết lập. Vì vậy, hai người nam-nữ này không được phép ly thân, ly dị dưới bất cứ hình thức nào. Và cả hai không được phép kết hôn với bất kể ai khi người phối ngẫu còn sống.

đặc ân phaolô

1. Người Công Giáo kết hôn với người Công Giáo

Đây là một giao ước vĩnh viễn vì đã được Chúa Giêsu thiết lập. Vì vậy, hai người nam-nữ này không được phép ly thân, ly dị dưới bất cứ hình thức nào. Và cả hai không được phép kết hôn với bất kể ai khi người phối ngẫu còn sống.

  1. Người không Công Giáo kết hôn với nhau.

Dù họ không phải là người Công Giáo nhưng hôn nhân của họ vẫn được Thiên Chúa nhận lời và chúc phúc. Vì vậy, hôn nhân của họ vẫn được tôn trọng cách nghiêm túc như hôn nhân Công Giáo, mặc dù đó không phải là Bí Tích Hôn Nhân. Nhưng họ có đủ tất cả các quyền của hôn nhân làm nên. Vì lẽ đó mà chúng ta, những người trong ngoài Công Giáo cũng phải tôn trọng và bảo vệ hôn nhân của họ. Mặc dù xã hội này, con người tự cho mình cái quyền của Thượng Đế để đi ngược lại với nguồn gốc của hôn nhân để tách lìa họ hoặc cho họ đi vượt xa giới hạn của đặc tình hôn nhân là một vợ, một chồng.

Trở về với thời gian trước Chúa Giêsu ra đời khi chưa có bí tích hôn nhân thì lúc đó con người ta sống theo luật hôn nhân của chính mình đặt ra. Chính vì vậy mà hôn nhân mang tính cực đoan, đem đến nhiều đặc quyền cho nam giới nhiều hơn và coi thường, cướp mất nhiều quyền của nữ giới. Như đàn ông đa thê, đàn bà không được ra đường, không được nắm quyền hành gì cả.

Ta hãy quay trở về với chương trình sáng tạo ban đầu, Thiên Chúa chỉ tạo dựng người nam và người nữ là Adam – Eva và chúc phúc cho họ.

Ngay thời Mosê, ông cho phép người ta rẫy vợ mình chứ có cho vợ rẫy chồng đâu? Thực ra, ông biết rõ luật của Thiên Chúa là một vợ, một chồng, nhưng do lòng chai đá của dân mà ông phải chấp nhận cho rẫy vợ!?

Đến thời Chúa Giêsu thì Người tái khẳng định đặc tính hôn nhân và lập nên một giao ước vĩnh viễn là Bí tích Hôn Nhân.

Ngay từ thửa ban đầu thì hôn nhân vẫn mang đặc tính là độc hôn và vĩnh hôn. Nếu không thì tất cả những người sống theo giới răn Chúa là thiệt thòi sao? Và những người không phải con cái Thiên Chúa cưới vợ, gả chồng là trái luật và có tội hết ư?

  1. Người Công Giáo kết hôn với người không Công Giáo.

Giáo Hội là mẹ nên muốn cái gì tốt nhất cho con cái mình. Vì vậy, Giáo Hội mời gọi hai người đã chấp nhận nhau, chấp nhận nên một trong nhau thì cũng chấp nhận tâm linh, tôn giáo của nhau để thuận vợ, thuận chồng; để đã là vợ chồng thì cùng tâm linh, cùng tôn giáo, cùng lý tưởng. Có như thế mới hy vọng có một gia đình hạnh phúc, mới mong cùng nhau giáo dục con cái nên con cái Thiên Chúa: những người biết mến Chúa hết lòng, hết trí khôn thì cũng biết yêu anh em như chính mình, như chính Chúa Giêsu đã yêu chúng ta. Nhưng do con người bá nhân bá tánh, lại ích kỉ trong tư tưởng suy nghĩ, thiếu kiến thức tôn giáo nên không nhận ra tôn giáo thật để chấp nhận. Trong khi chúng ta lại nói tình yêu của mình là thật sự cho yêu nhau, và dám yêu cả tông ti họ hàng, yêu cả đường đi lối về, nhưng lại không dám yêu tôn giáo của người mình yêu. Nói như thế thì ích kỉ quá, khi Giáo Hội Công Giáo lại bắt người phối ngẫu ngoài Công Giáo phải theo Công Giáo? Như đã nói, Giáo Hội như người mẹ nên muốn điều tốt nhất cho con cái. Giáo Hội nhận ra chỉ có một Thiên Chúa duy nhất và không có Chúa nào khác dám yêu thương con người tội lỗi của chúng ta đến nỗi đã trao ban con một của Người để chịu chết và chết trên thập giá để cứu chuộc nhân loại. Hơn thế nữa, chỉ có Giáo Hội Công Giáo mới bảo vệ đặc tính của hôn nhân là VĨNH HÔN và ĐỘC HÔN (bất khả phân ly và một vợ một chồng.) Theo tâm lý, trong một gia đình mà có hai tôn giáo, hai tín ngưỡng thì sự xung đột tôn giáo như đang là ngòi nổ cho sự tan rã, cho việc thiếu nhất quán, không thống nhất trong mọi hành vi, trong giáo dục con cái. Tức là con cái sẽ chịu sự giáo dục không đồng nhất của cha mẹ. Về tâm linh cha hiểu khác mẹ thì nhận thức khác nên sẽ làm cho con cái nhận thức khác nhau.

Nhưng vì xã hội loài người mang tính chất đa văn hoá, đa tôn giáo; và vì tổ tiên đã tin theo một tôn giáo; và vì nhận thức chưa đủ để nhận ra Thiên Chúa là Cha nhân lành, yêu thương; chưa nhận ra tình yêu đích thực của Thiên Chúa đối với con người nhỏ bé, tội lỗi này. Quan trọng hơn nữa, chỉ nhìn Công Giáo với con mắt nông cạn qua mớ kiến thức mà người ta gọi là “luật lệ”; qua việc nghe, đọc Kinh Thánh; qua việc nhìn thấy đời sống của người Công Giáo mà chưa thấu hiểu, chưa đi sâu vào tình Cha – Con giữa Chúa với ta để nhận ra tình yêu cao vời, tuyệt hảo. Vì vậy, Giáo Hội chập nhận cái gọi là phép chuẩn. Có nghĩa là cho phép người Công Giáo kết hôn với người không Công Giáo mà cũng không chịu theo Công Giáo, nhưng phải được sự chấp thuận của đấng bản quyền Công Giáo.

Thực sự, Giáo Hội cũng đau khổ lắm khi phải chấp nhận một phép chuẩn cho con cái mình. Nhưng vẫn hy vọng một ngày trong đời sống hôn nhân, người phối ngẫu Công Giáo rao giảng lời Chúa bằng chính đời sống của mình để người bạn đời nhận ra mà tin theo Chúa, gia nhập đạo Công Giáo.

Giáo Hội phản đối chuyện sống thử, sống chung không có hoặc trước khi cử hành Bí tích Hôn phối.

Đây có lẽ là trách nhiệm nặng nề của người làm cha làm mẹ: Phải theo dõi, giáo dục con cái trước khi chúng đi đến chuyện đã rồi để ép cha mẹ vào con đường của chúng rồi đi lệch lạc với giáo huấn của Giáo Hội, Giới răn của Chúa.

  1. Người Công Giáo độc thân kết hôn với người không Công Giáo đã kết hôn.

Đây là điều mà Chúa không dạy nhưng, vì ơn cứu độ cho người không Công Giáo mà thánh Phaolô đã dạy: Cho phép người không Công Giáo đã kết hôn, vì đức tin mà rời xa người phối ngẫu của mình để kết hôn với người Công Giáo.

Bản văn Thánh Kinh Pháp văn viết:

“12Aux autres, je declare ceci-moi-même et non le Seigneur-: si un de mos frères a une femme non croyante, et que celle-ci soit d’accord pour vivre avec lui, qu’il ne la renvoie pas. 13Et si une femme a un mari non croyant, et que celui-ci soit d’accord pour vivre avec elle, qu’elle ne renvoie pas son mari. 14En effet le mari non croyant se trouve sanctifié par sa femme, et la femme non croyante se trouve sanctifiée par son mari croyant. Antrement, vos enfants ne seraient pas purifies, et en fait ils sont saints. 15 Mais si le non-croyant se sépare, qu’il le fasse: nos frères ou nos soeurs ne doivent pas se sentir esclaves d’une telle situation; c’est pour vivre dans la paix que Dieu vous a appelés. 16Toi la femme, comment savoir sit u sauveras ton mari? Et toi l’homme, comment savoir si tu sauveras ta femme?”

Bản văn Thánh Kinh Anh văn viết:

“12 To the rest I say this (I, not the Lord): If any brother has a wife who is not a believer and she is willing to live with him, he must not divorce her. 13 And if a woman has a husband who is not a believer and he is willing to live with her, she must not divorce him. 14 For the unbelieving husband has been sanctified through his wife, and the unbelieving wife has been sanctified through her believing husband. Otherwise your children would be unclean, but as it is, they are holy.

15 But if the unbeliever leaves, let it be so. The brother or the sister is not bound in such circumstances; God has called us to live in peace. 16 For how do you know, wife, whether you will save your husband? Or, how do you know, husband, whether you will save your wife.”

Bản văn Thánh Kinh Việt Nam viết:

“12 Còn những người khác, thì tôi nói- chính tôi chứ không phải Chúa,: Nếu anh em nào có vợ ngoại giáo, mà vợ bằng lòng ở với chồng, thì chồng đừng lìa bỏ vợ. 13 Người vợ nào có chồng ngoại giáo, mà chồng bằng lòng ở với vợ, thì vợ đừng lìa bỏ chồng. 14 Thật vậy, chồng ngoại giáo được thánh hoá nhờ vợ, và vợ ngoại giáo đuợc thánh hoá nhờ chồng là người Công Giáo. Chẳng vậy, con cái anh em sẽ là ô uế, trong khi thật ra chúng là thánh. 15 Nhưng nếu người ngoại giáo muốn bỏ người kia, thì cứ bỏ; trong trường hợp đó, chồng hay vợ là người Công Giáo không bị luật hôn nhân Công Giáo ràng buộc: vì Thiên Chúa đã kêu gọi anh em sống bình an với nhau! Chị là vợ, biết đâu chị chẳng cứu được chồng? Hay anh là chồng, biết đâu chẳng cứu được vợ?”

Có nghĩa là: hai người ngoại giáo lấy nhau, sau đó, một người muốn theo đạo Công Giáo, còn người kia không theo mà còn cản trở, gây khó dễ cho người phối ngẫu của mình, thì khi đó, vì lợi ích thiêng liêng cho người tòng giáo thì người tòng giáo được phép ly dị và tự do kết hôn.

Như vậy, một người nam không Công Giáo kết hôn với một người nữ không Công Giáo thì hôn nhân của họ tuy không phải là “ BÍ TÍCH” nhưng vẫn được Thiên Chúa chúc phúc. Vì vậy, dù họ chưa lãnh bí tích hôn nhân thì với những người Công Giáo, chúng ta vẫn phải tôn trọng hôn nhân của họ là hợp pháp, bất khả phân ly. Mặc cho xã hội loài người cho họ họ rẫy nhau, ly thân, ly dị thì mình là người Công Giáo vẫn tôn trọng và coi hôn nhân của họ là thành sự và hợp pháp trước mặt Thiên Chúa và người đời. Nếu chúng ta không tôn trọng hôn nhân của họ là thành sự và hợp pháp thì họ cũng có quyền không tôn trọng hôn nhân Công Giáo của chúng ta? Vì lẽ đó, không có lý do gì chúng ta được phép áp dụng luật của thánh Phaolô, hay còn gọi là đặc ân Phaolô trong hôn nhân cho những người không Công Giáo đã kết hôn ngoài đời.

Vậy chúng ta áp dụng đặc ân Phaolô trong trường hợp nào? Chỉ khi nào vì lợi ích đức tin cho người tòng giáo, chúng ta mới được áp dụng đặc ân này. Có nghĩa là, một trong hai người, nhận ra ơn gọi làm con Thiên Chúa và họ khát khao để được gia nhập vào đạo Công Giáo để tái sinh trong nước, trong “Bí tích Rửa tội” mà người chồng/ vợ ngăn cản, không cho phép, gây khó khăn cho họ gia nhập vào đạo Công Giáo, thì khi đó, chúng ta mới được phép dùng “ĐẶC ÂN PHAOLÔ” cho người tòng giáo này.

Làm sao chúng ta biết được ý định của người ngoài Công Giáo đã ly dị vợ mà muốn kết hôn với người Công Giáo? Chúng ta không thể biết chính xác nhưng ít ra những dấu hiệu bên tòa án xã hội giúp ta và chính người vợ trước đây, gia đình, bạn bè, xóm giềng của người đó. Bởi vậy, nếu trong giấy ly dị của tòa án xã hội nêu nguyên nhân anh hoặc chị ly dị vì muốn theo đạo Công Giáo là chúng ta áp dụng ngay đặc tính của Phao lô. Nhưng cũng hết sức thận trọng với những chữ kỹ của các viên chức tòa án, họ có thể làm mọi cái vì tiền.

Còn nếu, họ, những người không Công Giáo vì bất kể lý do nào khác đều không được phép kết hôn với người Công Giáo. Làm như thế, vừa tôn trọng và bảo vệ hôn nhân đời của họ, vừa làm cho hôn nhân Công Giáo được tôn trọng và có giá trị. Đồng thời giúp cho mọi người nhận thấy sự công bằng trong hôn nhân và giá trị Kitô Giáo trong hôn nhân. Cũng là để mọi người dù Công Giáo hay không Công Giáo, bạn phải tôn trọng và tự bảo vệ hôn nhân thành sự, hợp pháp của bạn và của người khác. Chính cái giá trị Kitô Giáo giúp họ hiểu và tôn trọng đúng mức HÔN NHÂN CÔNG GIÁO và không được phép coi đây là trò chơi. Bởi vậy, một khi hai người đã thành vợ thành chồng theo, hay không theo luật hôn nhân gia đình thì khi họ ly dị thì họ vẫn không được phép kết hôn với người Công Giáo.

Còn trường hợp, những người ăn ở bất hợp pháp thì đó chưa phải là hôn nhân mà sự gắn kết của họ giống như hai con thú vật, chỉ thỏa mãn tình dục ích kỷ mà thôi. Cho nên, vì lợi ích của đứa trẻ ngoài hôn thú, buộc người nào kết hôn với người đang có trách nhiệm trực tiếp nuôi con phải nhận đứa trẻ này làm con và coi nó là người con đúng nghĩa của mình. Còn người vô trách nhiệm, không chấp nhận hậu quả do thú tính của mình tạo ra thì phải có nghĩa vụ cho đến, ít nhất 18tuổi. Như thế, vừa bảo vệ hôn nhân vừa bảo vệ đời sống đứa trẻ.

Như vậy, người Công Giáo đã kết hôn không được phép áp dụng đặc ân Phaolo. Và người Công Giáo độc thân cũng không được phép kết hôn với người không Công Giáo đã kết hôn, trừ phi họ thực sự ước muốn tin theo Chúa Giêsu Kito mà chồng/ vợ của họ ngăn cản, gây khó cho họ tin vào Chúa Giêsu Kito. Lưu ý quan trọng là họ ly dị và chấp nhận theo đạo để kết hôn thì không được phép áp dụng đặc ân Phaolo.

Bài đọc thêm: Hai chứng nhân lịch sử tử đạo: Phêrô và Phaolô

Thiên Ân

Đặc ân Phaolô

Nguồn: conggiao.info

Bình luận