Icon Collap
...
Trang chủ / Con đường vượt thắng đau khổ

Con đường vượt thắng đau khổ

Mầu nhiệm hiệp nhất

Con đường vượt thắng đau khổ

Trong cuộc sống thường ngày, con người gặp rất nhiều cản trở và một trong những cản trở lớn nhất để con người hiệp nhất nên một, yêu thương nhau chính là đau khổ. Để tìm được con đường vượt thắng đau khổ qua bài tin mừng (Mc 10, 32-45) cha Gioan Lưu Ngọc Quỳnh, CSsR chia sẻ cho mỗi người cách tìm con đường vượt thắng đau đau khổ:

Thánh Phê-rô hỏi Chúa Giê-su: chúng con bỏ hết mọi sự mà theo thầy thì được gì?
Chúa Giê-su trả
 lời cho các ông là được ba điều:
Điều thứ nhất được gấp trăm, gấp nghìn lần: anh chị em, cha mẹ, ruộng vườn, của cải.
Điều thứ hai
 được hạnh phúc, vĩnh cửu, muôn đời.
Đ
iều thứ ba bị bắt bớ, bách hại hơn những người khác.

Khi Chúa nói xong, Chúa Giê-su dẫn các môn đệ lên Jerusalem và các ông bàng hoàng, kinh hãi. Trong khi đi đường Chúa Giê-su nhắc cho các môn đệ biết việc Người lên Jerusalem sẽ bị bắt, chịu khổ hình, đánh đòn và giết chết nhưng Người sẽ sống lại. Nhưng lập tức thánh Phê-rô gọi Người ra chỗ khác và can ngăn. Còn hai môn đệ khác thì lại nghĩ đến khi lên thành Thánh thì xin Ngài cho ngồi bên tả bên hữu. Còn mười môn đệ kia thì bực tức khó chịu vì điều các ông xin. Chúa vừa nói đó họ quên ngay, hay họ không quên nhưng họ không thể chấp nhận được mầu nhiệm thập giá mà Chúa Giê-su đã hứa ban cho những ai từ bỏ mọi sự mà đi theo Người. Đi theo Người thì được cả thập giá, được cả vinh quang chứ không phải chị được vinh quang mà không có thập giá hay chỉ có thập giá mà không có vinh quang. Có thể nói thập giá là đỉnh điểm của tình yêu khi người ta yêu trong đau khổ, thất vọng, buồn bã, chán nản, mệt mỏi, trong sự phản bội tê tái đó.

Chính đó mới là tình yêu chân thật, tình yêu đó mới có sức hóa giải tất cả mọi sự. Tuy nhiên trong đời sống tu cũng như trong đời sống hằng ngày, thập giá vốn luôn trở thành sự thách đố, trở thành cớ vấp phạm cho rất nhiều người trong chúng ta. Khi bước đi theo Chúa, đặc biệt trong hành trình sa mạc chúng ta thấy bình thường, mọi sự tốt lành, ơn phúc dồi dào được gấp trăm, gấp nghìn lần thì chúng ta cảm thấy mừng rỡ nhưng khi Chúa gửi đến cho chúng ta một chút thử thách để thanh luyện thì có khi chúng ta chán nản, mệt mỏi, muốn bỏ cuộc, muốn trốn chạy nhưng Chúa không thay đổi, theo Chúa thì được cả đời sau lẫn đời này và được cả mầu nhiệm thập giá nữa. Điều đó nhắc cho chúng ta nhớ là phải kiên định trong những thử thách thanh luyện của Thiên Chúa.

Những thử thách, thanh luyện đó vô cùng cần thiết để cho chúng ta được lớn lên trong lòng yêu mến Thiên Chúa và lòng yêu mến đối với nhau. Điều mà Chúa Giê-su tâm đắc, khao khát cầu nguyện đó là xin cho chúng ta được nên một với Chúa và nên một với nhau. Mầu nhiệm hiệp nhất nên một chỉ có thể có được khi chúng ta can đảm bước theo Chúa vào hành trình thập giá, biết biết đón nhận, tha thứ, bỏ qua tất cả những gì mà người khác làm cho mình đau khổ, buồn phiền, thất vọng, chán nản thì chúng ta mới thật sự sống mầu nhiệm hiệp nhất nên một, mầu nhiệm tình yêu. Chúa Giê-su đến, Ngài chấp nhận tất cả, chấp nhận bị phản bội, bị bán đứng, án oan, nhục mạ, khinh thường, lột hết quần áo, chịu chết trên cây thập giá, sau khi chết còn bị đâm thủng nương long, rồi chôn trong hầm mộ của người khác, mai táng chẳng đường hoàng.

Mầu nhiệm hiệp nhất

Bài đọc thêm: Mẹ dạy chúng ta yêu

Ngài chấp nhận tất cả vì lòng yêu mến Chúa Cha và yêu mến con người. Ngài đã đi trước, làm gương cho chúng ta và chính nhờ mầu nhiệm đó mà Chúa Cha đã cho Ngài được Phục Sinh vinh hiển và làm Chúa muôn đời. Chúng ta đi theo Chúa Giê-su cũng vậy can đảm bước vào mầu nhiệm thập giá đó thì chắc chắn Chúa sẽ cho chúng ta được Phục Sinh vinh hiển. Hành trình sa mạc là một hành trình thập giá trong đau thương, nước mắt, trong những cái nỗi đau sâu thẳm nhất của thân phận kiếp người.

Trong hành trình sa mạc chúng ta cảm nhận được những cái đau khổ của phận người, nhưng đồng thời cũng cảm nhận được mầu nhiệm tình thương của Chúa ban cho chúng ta ngang qua những anh chị em của mình trong Nhà Tĩnh Tâm. Nhờ mầu nhiệm tình thương đó, chúng ta mới có khả năng can đảm bước tiếp trong hành trình đi theo Chúa. Chúng ta nhìn đến gương của thánh Philipphê Nêri, một linh mục cháy lửa yêu mến người nghèo, cháy lửa yêu mến con người. Ngài đã thiết lập một dòng tu để chuyên lo việc bác ái. Với Ngài tình yêu đối với Thiên Chúa được diễn tả cụ thể nơi tình yêu dành cho anh chị em đồng loại. Chính ngài đã đốt lên ngọn lửa yêu mến Thiên Chúa ngang qua tình yêu dành cho tha nhân. Nhờ đó Ngài trở thành một vị của lòng thương xót của tình bác ái vẫn luôn luôn chiếu tỏa trên bầu trời của Giáo Hội, bầu trời của toàn thể nhân loại này.

Xin thánh Philipphê Nêri khẩn cầu cùng Thiên Chúa cho chúng con, cho Hội Thánh, cho nhân loại được Thiên Chúa độ tràn đầy lửa yêu mến trong cõi lòng tâm hồn chúng con. Nhờ ngọn lửa Thiên Chúa ban cho, chúng con mới thiêu rụi tất cả những khô khan, lạnh lẽo, băng giá, những vô tâm, vô cảm trong con người mình. Từ đó đốt lên ngọn lửa mới là lòng yêu mến tha thiết thì chúng con mới có khả năng yêu mến Thiên Chúa và yêu mến con người như Chúa đã làm gương và dạy cho chúng con, như thế mầu nhiệm nên một với Thiên Chúa và nên một với nhau sẽ được chúng con cử hành mỗi ngày trong chính đời sống thường nhật của chúng con. Để ngọn lửa tình yêu bừng sáng và chúng con tiếp tục hành trình sa mạc, tiếp tục yêu Chúa và yêu nhau bằng chính ngọn lửa Thần Linh mà Chúa ban tặng cho chúng con cách đặc biệt.

Bài đọc thêm: Theo Chúa Giê-su được gì?

Bài giảng cha Gioan Lưu Ngọc Quỳnh, CSsR

Fx Đức

Truyền Thông Sinh Viên Công Giáo

Bình luận