Icon Collap
...
Trang chủ / Chết và sống lại với Đức Kitô !

Chết và sống lại với Đức Kitô !

Đối với các tín hữu Công giáo thì Tháng Mười Một không chỉ dành để cầu nguyện đặc biệt cho các Đấng trong chốn luyện hình mà còn để chúng ta suy nghĩ về cái chết và sống lại của chính mình. Nhờ đó, chúng ta biết tập chết và sống lại mỗi ngày: chết cho con người cũ, con người yếu hèn, tội lỗi, con người của hạ giới, để có được sự sống mới, con người mới và con người của thiên giới. Cũng ngang qua việc tập chết và sống lại này mà chúng ta càng thấy rõ hơn sự yếu đuối, bất lực của mình mà càng tin tưởng và tín thác vào tình yêu và lòng xót thương vô bờ của Thiên Chúa. Đó là sứ điệp mà Thiên Chúa muốn, ngang qua Lời của Người, nói với từng người của gia đình Y-Dược chúng ta tối nay.

Chết và sống lại với Đức Kitô ! Đối với các tín hữu Công giáo thì Tháng Mười Một không chỉ dành để cầu nguyện đặc biệt cho các Đấng trong chốn luyện hình mà còn để chúng ta suy nghĩ về cái chết và sống lại của chính mình. Nhờ đó, chúng ta biết tập chết và sống lại mỗi ngày : chết cho con người cũ, con người yếu hèn, tội lỗi, con người của hạ giới, để có được sự sống mới, con người mới và con người của thiên giới. Cũng ngang qua việc tập chết và sống lại này mà chúng ta càng thấy rõ hơn sự yếu đuối, bất lực của mình mà càng tin tưởng và tín thác vào tình yêu và lòng xót thương vô bờ của Thiên Chúa. Đó là sứ điệp mà Thiên Chúa muốn, ngang qua Lời của Người, nói với từng người của gia đình Y-Dược chúng ta tối nay. Chết và sống lại với Đức Ki-tô ! Trong bài Sách Thánh thứ nhất, vị thánh tông đồ của dân ngoại, lại kể về gia thế, sự nghiệp của mình, không phải là để khoe khoang, tự mãn, nhưng nhằm để khóa miệng những đối thủ của ngài, đang tìm mọi cách để làm suy giảm uy thế của ngài. Đồng thời, nhân chuyện này, thánh Phao lô muốn hướng mọi người đến tâm điểm lòng tin của chúng ta : chính là cái chết và sự phục sinh của Đức Giê-su nơi từng người tin :"Nhưng, những gì xưa kia tôi coi là mối lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Kitô Giê-su, Chúa của tôi. Vì Người tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô...Vấn đề là được biết chính Đức Kitô, nhất là biết Người quyến năng thế nào nhờ đã phục sinh, cùng được thông phần những đau khổ của Người, nhờ nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người, với hy vọng có ngày cũng được sống lại từ cõi chết"(Pl 3 ,8-11). Thì ra đối với thánh Phao lô, điều quan trọng nhất là được biết Đức Giê-su Ki-tô, nhờ việc thực hành cái chết và sống lại của Ngài nơi mình là tâm điểm đời sống đạo của từng người chúng ta. Nhờ tập chết đi cho tội lỗi thì sự sống của Đức Kitô phục sinh mới tiềm tàng có nơi chúng ta. Thánh Phao lô còn xác tín mạnh mẽ : nếu chúng ta chủ động cùng chết với Đức Kitô thì sẽ được cùng sống lại với Đức Kitô. Còn nếu như chúng ta chỉ thụ động, ngồi chờ giây phút mình phải trút hơi thở sau cùng để mong được phục sinh với Đức Ki-tô thì đúng là hão huyền. Quả thế, để có được cái chết và phục sinh của Đức Ki-tô, nơi chúng ta, thì chúng ta phải trải qua một tiến trình tập chết và sống lại như Đức Giê-su Ki-tô. Chúng ta biết rõ rằng Đức Giê-su đã hủy mình ra không, mặc lấy thân nô lệ, giống như một người phàm, học vâng lời Chúa Cha tuyệt đối, thì mới có khả năng bằng lòng chịu chết và chết nhục nhã trên cây thập giá, và Chúa Cha mới ân thưởng bằng cách làm cho Ngài được phục sinh, để làm Chúa của kẻ sống cũng như những người chết. Tuy nhiên, việc tập chết và sống lại vô cùng khó khăn. Tự sức riêng, khó có ai có thể làm được. Vì thế mà chúng ta phải tin tưởng, cậy nhờ vào Đức Giê-su, vào lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa.

Chết và sống lại với Đức Ki-tô !

Trong bài Sách Thánh thứ nhất, vị thánh tông đồ của dân ngoại, lại kể về gia thế, sự nghiệp của mình, không phải là để khoe khoang, tự mãn, nhưng nhằm để khóa miệng những đối thủ của ngài, đang tìm mọi cách để làm suy giảm uy thế của ngài. Đồng thời, nhân chuyện này, thánh Phao lô muốn hướng mọi người đến tâm điểm lòng tin của chúng ta: chính là cái chết và sự phục sinh của Đức Giê-su nơi từng người tin:“Nhưng, những gì xưa kia tôi coi là mối lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Kitô Giê-su, Chúa của tôi. Vì Người tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô…Vấn đề là được biết chính Đức Kitô, nhất là biết Người quyến năng thế nào nhờ đã phục sinh, cùng được thông phần những đau khổ của Người, nhờ nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người, với hy vọng có ngày cũng được sống lại từ cõi chết”(Pl 3 ,8-11). Thì ra đối với thánh Phao lô, điều quan trọng nhất là được biết Đức Giê-su Ki-tô, nhờ việc thực hành cái chết và sống lại của Ngài nơi mình là tâm điểm đời sống đạo của từng người chúng ta. Nhờ tập chết đi cho tội lỗi thì sự sống của Đức Kitô phục sinh mới tiềm tàng có nơi chúng ta. Thánh Phao lô còn xác tín mạnh mẽ: nếu chúng ta chủ động cùng chết với Đức Kitô thì sẽ được cùng sống lại với Đức Kitô. Còn nếu như chúng ta chỉ thụ động, ngồi chờ giây phút mình phải trút hơi thở sau cùng để mong được phục sinh với Đức Ki-tô thì đúng là hão huyền. Quả thế, để có được cái chết và phục sinh của Đức Ki-tô, nơi chúng ta, thì chúng ta phải trải qua một tiến trình tập chết và sống lại như Đức Giê-su Ki-tô. Chúng ta biết rõ rằng Đức Giê-su đã hủy mình ra không, mặc lấy thân nô lệ, giống như một người phàm, học vâng lời Chúa Cha tuyệt đối, thì mới có khả năng bằng lòng chịu chết và chết nhục nhã trên cây thập giá, và Chúa Cha mới ân thưởng bằng cách làm cho Ngài được phục sinh, để làm Chúa của kẻ sống cũng như những người chết. Tuy nhiên, việc tập chết và sống lại vô cùng khó khăn. Tự sức riêng, khó có ai có thể làm được. Vì thế mà chúng ta phải tin tưởng, cậy nhờ vào Đức Giê-su, vào lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa.

Bài đọc thêm: Nét đẹp nơi nghĩa trang

Thiên Chúa quá yêu chúng ta !

Qua hai dụ ngôn :”Con chiên lạc” và “Đồng tiền bị mất”, Đức Giê-su muốn nhắc cho những người biệt phái, kinh sư và tất cả mọi người biết rằng Thiên Chúa quá thương yêu con người; thương đến mức không muốn và không chịu người nào đi lạc xa Người. Chính Thiên Chúa sẵn sàng bỏ lại tất cả mọi sự, để lên đường đi tìm cho bằng được con chiên đi lạc đi hoang và đồng tiền bị mất. Khi tìm được rồi thì Thiên Chúa mừng rỡ vác con chiên đó trên vai đưa về, về đến nhà còn mời bạn bè đến chia sẻ niềm vui với mình, vì đã tìm được con chiên đi lạc hay đồng bạc đã mất: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó”. Đúng là tấm lòng của Thiên Chúa thật là vĩ đại mênh mông, con người thật khó mà hiểu cho thấu. Đức Giê-su còn quả quyết thêm rằng :”Vậy, tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn”(Lc 15,7). Bởi vậy, trong hành trình tập chết đi cho tội lỗi và nỗ lực sống cho Thiên Chúa của mỗi người, chúng ta cứ quyết tâm mà làm, dù nhiều lúc bị rơi vào tình trạng chán nản, thất vọng, muốn bỏ cuộc. Chính thánh Phao lô đã cho chúng ta chìa khóa để vượt thắng những lúc tăm tối này, với chính kinh nghiệm của ngài như: khi tôi yếu lại là lúc tôi mạnh. Vì quyền năng của Thiên Chúa được thể hiện qua sự yếu đuối của tôi. Ở nơi khác, thánh nhân như nghe được tiếng Thiên Chúa đang nói với mình: ơn Ta đã đủ cho con ! Mặt khác, trong việc cầu nguyện cho các tín hữu, nhất là những người thân yêu đã qua đời, chúng ta không được nản lòng về những yếu đuối, tội lỗi của những người này, và cũng không thất vọng về những yếu đuối, tội lỗi của chính chúng ta. Cứ tin tưởng, tín thác vào lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa mà kêu xin, nguyện cầu cho những người thân yêu và những người đang cần đến lời cầu xin của chúng ta, trong mọi hoàn cảnh, mọi nơi và mọi lúc.Tắt một lời, nhờ cầu nguyện cho các tín hữu đã ra đi trước chúng ta mà chính chúng ta sẽ biết nỗ lực tập chết đi cho tội, cho con người cũ để sống cho Thiên Chúa và con người mới. Hơn nữa, nhờ sự tập luyện này mà chúng ta càng nhận ra tình yêu và lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa mà tiến bước trong lòng tín thác.

Cầu nguyện với Chúa Giê-su !

Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa của chúng con và chính là Dung mạo của một Thiên Chúa xót thương, nhân hậu, tốt lành vô cùng ! Hôm nay, Chúa dạy chúng con tập chết và sống lại với Chúa trong từng ngày sống, để chúng con có được kinh nghiệm mà thực hiện thành công cuộc vượt qua đời này mà bước vào trong Nước Thiên Chúa để sống đời đời, trong giờ phút cuối cùng. Chúa còn nhắc nhở chúng con về tình yêu và lòng xót thương vô biên của Thiên Chúa để chúng con không nản lòng mà luôn can đảm tiến bước trong sự tín thác vào Thiên Chúa. Chúng con xin chân thành cảm tạ tri ân Chúa rất nhiều. Cúi xin Chúa ban thêm sức mạnh, giúp chúng con thực hiện tốt điều quan trọng này. Amen.

Bài đọc thêm: Thánh lễ với các linh hồn

Lm. Gioan Lưu Ngọc Quỳnh,CSsR

Truyền Thông Sinh Viên Công Giáo

 

Bình luận