Icon Collap
...
Trang chủ / Sinh viên chúng ta cùng làm ! (Phần II)

Sinh viên chúng ta cùng làm ! (Phần II)

Để nhận diện được các hiện tượng đang bao trùm, thống lĩnh thế giới, xã hội, sinh viên đã là điều khó, việc tìm ra giải pháp để giải quyết những vấn nạn đó lại càng là thách đố lớn với chúng ta. Vậy, các tham dự viên của Đoàn tĩnh tâm, hội thảo hôm nay, sau một ngày cật lực hoạt động tối đa công suất, họ đã tìm ra được những giải pháp hữu hiệu nào cho các vấn nạn trên? 

Sau 15 phút nghỉ giải lao, các tham dự đã nhanh chóng quay trở lại Hội trường để tiếp tục phần hai của hội thảo: “Con đường hóa giải các vấn nạn”.

Trước khi đại diện của các nhóm lên trình bày phần giải pháp mà nhóm mình đã đưa ra, cha đặc đã mời gọi từng đơn vị cộng đoàn trong tư cách đặc thù, có thể nêu lên những khó khăn, thách đố mà cộng đoàn mình đang phải đối mặt. Lần lượt đại diện của từng cộng đoàn nêu lên hai khó khăn lớn nhất mà cộng đoàn mình đang phải trải qua, cụ thể:

Cộng đoàn Hưng Hóa: với số lượng sinh viên tham dự tĩnh tâm, hội thảo hôm nay đông nhất, hai khó khăn mà các bạn đưa ra: Thứ nhất là mâu thuẫn nội bộ, thứ hai là cộng đoàn đang còn khép lại, chưa mở ra với các cộng đoàn khác.

Cộng đoàn Y Dược: Khó khăn thứ nhất là hệ thống truyền thông bị hạn chế do yếu tố khách quan bên ngoài, khiến cho các bạn tân sinh viên không đến được với cộng đoàn. Thứ hai là thiếu sự liên kết trong cộng đoàn nên không giữ được các bạn tân sinh viên tiếp tục ở lại tham gia sinh hoạt cộng đoàn.

Cộng đoàn Bùi Chu: Thứ nhất là mất dần ảnh hưởng của ban điều hành trên các thành viên, thứ hai là khó khăn trong việc nối kết các cộng đoàn thành viên lại với nhau.

Cộng đoàn Martino: Thứ nhất là ban điều hành cộng đoàn hiện tại chỉ còn một mình “trưởng”, các thành viên còn lại đã bỏ cuộc. Thứ hai là sinh hoạt của cộng đoàn chưa có chủ đề.

Cộng đoàn Vinh- Hà Tĩnh: Thứ nhất: các thành viên trong ban điều hành khó làm việc chung được với nhau. Thứ hai  là các cộng đoàn thành viên còn ích kỉ, chỉ biết lo cho việc riêng của mình, chưa mở ra để lo cho công ciệc chung của cộng đoàn lớn.

Cộng đoàn Thương Mại: Thứ nhất là khủng hoảng ban điều hành, thứ hai là không có khả năng thu hút và quy tụ được các thành viên.

Gia Đình Ơn gọi: Khó khăn lớn nhất là có quá nhiều thành phần thế hệ cùng sống chung trong một ngôi nhà, dẫn đến việc dễ xảy ra xung đột trong cộng đoàn.

Sau khi từng đơn vị can đảm đối diện, nêu lên những khăn của cộng đoàn mình, cha đặc trách cùng các tham dự viên đã tổng kết lại và nhận thấy trong số những khó khăn mà các cộng đoàn vừa nêu ra, thì có 3 khó khăn điển hình mà hầu hết các cộng đoàn đang gặp phải:

Thứ nhất là khủng hoảng Ban điều hành

Thứ hai là sự thiếu kết nối giữa các thành viên trong cộng đoàn

Thứ ba là tính ích kỉ trong các cộng đoàn thành viên

Tuy nhiên, trong 3 khó khăn trên thì khó khăn điển hình và cũng là yếu tố có sức ảnh hưởng mạnh nhất đến sự tồn vong của cộng đoàn đó chính là khủng hoảng trong ban điều hành, nghĩa là các thành viên trong ban điều hành không ngồi lại được với nhau để cùng nhau bàn bạc công việc chung. Đó không chỉ là tình trạng thật của ban điều hành các cộng đoàn mà còn là tình trạng thật của Ban điều hành Gia đình sinh viên Anphongso chúng ta. Trong tư cách là thành viên trong ban thường vụ của Gia đình, anh Giuse Trần Ngọc Thuận đã nêu lên hai khó khăn mà ban điều hành gia đình Anphongso đang phải đối mặt:Thứ nhất là Ban điều hành giữa các cộng đoàn thiếu sự nối kết, thứ hai là sự đóng góp của ban đều hành lớn quá ít nên không có sức ảnh hướng lớn lên các cộng đoàn thành viên.

Như vậy, việc nhìn lại và nhận ra tình trạng thật của các cộng đoàn sinh viên trong Gia đình sinh viên Anphongso, đã phần nào giúp các tham dự viên một lần nữa can đảm đối diện với tình trạng thật của sinh viên và các cộng đoàn sinh viên hiện nay. Đồng thời có thể dễ dàng tìm ra được giải pháp hữu hiệu nhất để hóa giải những khó khăn, thách đố đó.

Vậy, giải pháp mà lúc trước các nhóm đã thảo luận đưa ra là gì? Các tham dự viên của chúng ta đã đưa ra rất nhiều giải pháp như sau:

  1. Các bạn sinh viên cần cân đối quỹ thời gian giữa học tập, công việc cho phù hợp
  2. Ban điều hành cần kiện toàn lại để nối kết với nhau
  3. Trực tiếp mời gọi, gặp gỡ tiếp cận, nói rõ mục đích đến với cộng đoàn cho họ biết và đưa họ đến với cộng đoàn
  4. Cần nắm rõ được những ước muốn, cảm thức của sinh viên để xây dựng chương trình phù hợp có khả năng lối cuốn, hấp dẫn.
  5. Ban điều hành phải làm gương trước, nhiệt thành, giờ giấc chỉn chu
  6. Tạo các điểm nối kết gặp gỡ để giảm bớt ảnh hưởng của mạng xã hội
  7. Gia tăng chất liệu đức tin trong các buổi sinh hoạt
  8. Quan tâm tới từng thành viên một trong cộng đoàn
  9. Tăng cường, đẩy mạnh công tác truyền thông
  10. Ban điều hành nỗ lực dấn thân hơn mời gọi các bạn cả công giáo cũng như không công giáo
  11. Mỗi thành viên trong cộng đoàn cần giảm bớt cái tôi để làm việc chung
  12. Có những cách đồng hành thiêng liêng phù hợp
  13. Thay đổi địa điểm tĩnh tâm cho sống động
  14. Những anh chị cựu có điều kiện tạo ngôi nhà chung cho tân sinh viên ở
  15. Người đi trước chia sẻ kinh nghiệm cho người đi sau
  16. Tổ chức dã ngoại tạo sự gắn kết
  17. Giao trách nhiệm cho các thành viên
  18. Truyền lửa cho các thành viên

Nhìn vào một loạt các giải pháp mà các tham dự viên đã đưa ra cho ta thấy, tất cả đều nhắm đến đối tượng là sinh viên và mục đích là để cứu lấy các bạn trẻ sinh viên. Có lẽ trước khi đưa ra các giải pháp, các tham dự viên đều đã phần nào nhận định được: để cứu được thế giới, xã hội trong bối cảnh hiện nay, trước hết phải khởi đi từ việc cứu lấy chính xã hội thu nhỏ là Gia đình sinh viên Anphongso chúng ta đây. Vậy, làm thế nào để cứu được các bạn sinh viên?

Trong tất cả các giải pháp mà các nhóm đưa ra thì có 3 giải pháp được chú trọng, nhắc đến nhiều lần nhất: thứ nhất là yếu tố lãnh đạo (ban điều hành), thứ hai là công tác truyền thông, thứ ba là sự đồng hành thiêng liêng, tạo các sân chơi phù hợp để quy tụ, nối kết sinh viên. Trong đó, lãnh đạo vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Như đã nhận định ở trên, khó khăn lớn nhất mà các cộng đoàn sinh viên đang gặp phải cũng chính là yếu lãnh đạo tức Ban điều hành. Hay để có thể tổ chức được các sân chơi, các điểm nối kết phù hợp, có khả khă cuốn hút được các bạn sinh viên thì vai trò của người lãnh đạo là vô cùng quan trọng. Vậy, trong bối cảnh hiện tại của gia đình sinh viên Anphongso, chúng ta cần phải làm gì ngay lúc này? Xâu chuỗi tất cả những vấn nạn và giải pháp mà đoàn đã ra từ đầu hội thảo đến giờ, cha đặc trách cùng các tham dự viên nhận định: giải pháp hữu hiệu nhất để cứu lấy sinh viên hiện nay đó chính là chúng ta phải có “người” người đó không ai khác là chính mỗi tham dự viên chúng ta đây – những người đã được Chúa đặt để để làm công việc phục vụ. Hay một cách cụ thể hơn là chúng ta cần phải xây dựng một cơ cấu ban điều hành Gia đình sinh viên Anphongso phù hợp nhất với bối cảnh hiện tại. Vậy, một cơ cấu ban điều hành như thế nào được coi là phù hợp với Gia đình Anphongso hiện tại? Và cách thức để xây dựng được cơ cấu Ban điều hành đó? Đến đây, đồng hồ cũng đã điểm 11h30 phút, Đoàn đã tạm nghỉ để ăn trưa vui vẻ với nhau, sau đó nghỉ ngơi một chút. Chúng ta hãy chờ đợi ở phần tiếp theo:“Kiện toàn, đổi mới cơ cấu Ban điều hành phù hợp với bối cảnh hiện tại của Gia đình sinh viên Anphongso”.

Bài đọc thêm: Sinh viên chúng ta cùng làm ! (Phần I)

 

Truyền Thông Sinh Viên Công Giáo

Bình luận