Hôm nay, khi đọc đoạn Tin Mừng thánh thiện này, làm sao chúng ta lại không nhìn thấy trong đó một phản ảnh của thời đại ngày nay, một thời đại ngày càng đe dọa và đẫm máu hơn? “Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu.” (Lc 21,25b-26a). Cuộc Tái Lâm của Chúa thường được biểu thị bằng những hình ảnh đáng sợ nhất có thể, và dường như Phúc âm hôm nay cũng đã chỉ ra cho chúng ta, luôn luôn là dưới dấu hiệu của sự sợ hãi !
Bài đọc thêm: Chỉ có Mẹ mới đánh bại ma quỷ.
Tuy nhiên, đây có phải là sứ điệp Tin Mừng gửi đến chúng ta hôm nay không? Hãy lưu ý kỹ những lời cuối cùng: “Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc.” (Lc 21,28). Như vậy, tâm điểm của sứ điệp trong những ngày cuối cùng của năm phụng vụ này không phải là sự sợ hãi, mà là niềm hy vọng được giải thoát trong tương lai, nghĩa là niềm hy vọng hoàn toàn Kitô giáo, là đạt được sự sống viên mãn với Chúa, trong thân xác chúng ta và cả thế giới xung quanh chúng ta cũng sẽ được tham gia. Các sự kiện được thuật lại cho chúng ta một cách kịch tính như vậy là muốn chỉ ra một cách tượng trưng sự tham gia của mọi tạo vật vào lần Chúa Tái Lâm, cũng như nó đã tham gia vào lần đến thứ nhất của Người, đặc biệt là vào lúc khổ nạn, khi bầu trời tối sầm lại và trái đất rung chuyển. Chiều vũ trụ sẽ không bị lãng quên vào ngày tận thế, bởi vì đó là chiều không gian đồng hành cùng con người kể từ khi bước vào Thiên đường.
Bài đọc thêm: Hoa hồng trong bụi gai – phần III.
Niềm hy vọng của người Kitô hữu không phải là lừa dối, vì khi những điều ấy bắt đầu xảy ra – chính Chúa đã nói với chúng ta – “Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến.” (Lc 21:27). Chúng ta đừng sống trong đau khổ trước cuộc quang lâm lần thứ hai của Chúa, trong khi chờ đợi cuộc Quang Lâm của Người: chúng ta hãy suy niệm những lời sâu sắc của Thánh Augustinô, người mà vào thời của ngài, khi nhìn thấy các Kitô hữu sợ hãi trước sự Trở lại của Chúa, thánh nhân đã tự hỏi: “ Tại sao Cô Dâu lại sợ Chú Rể? ”.
Cha Lluc TORCAL Tu sĩ Tu viện Sta. Maria De Poblet(Santa Maria de Poblet, Tarragona, Tây Ban Nha)