Icon Collap
...
Trang chủ / Lịch sử đời sống thánh hiến (phần 1)

Lịch sử đời sống thánh hiến (phần 1)

I) Những năm 50 đến năm 60

Bối cảnh lịch sử

Trong giai đoạn này các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi vừa tiếp nhận Tin Mừng với tất cả những niềm say mê, phấn khởi, sẵn sàng sống tinh thần nghèo khó và lý tưởng hiệp thông huynh đệ theo tư tưởng của Tin Mừng.

Đời sống thánh hiến

Qua thư của thánh Phaolô, chúng ta thấy Ngài đề cập đến các nhóm đạo đức, gồm những người nam và người nữ dấn thân trong công việc bác ái và hăng say trong đời sống cầu nguyện.

Trong sách Công vụ tông đồ, Thánh Luca đã đề cập đến cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi tại Giêrusalem với những đặc tính cơ bản được diễn tả trong đời sống thánh hiến như sau:

  • Sự chung chia cùng một niềm tin và niềm hi vọng, các tín hữu đồng tâm nhất trí với nhau (Cv 2: 46). Họ có cùng một con tim và một linh hồn.
  • Sự hiệp thông về của cải: họ để mọi sự là của

II.   Giai đoạn cấm cách bắt bớ thuở ban đầu (cuối TK I – TK III)

Bối cảnh lịch sử

Đây là thời kỳ Giáo hội bị bắt bớ khắc nghiệt, đặc biệt ở dưới thời hoàng đế Decio. Cuộc bắt bớ đạo xảy ra có hệ thống. Decio quyết định triệt phá Giáo hội Chúa Kitô bằng mọi cách và tìm mọi phương thế để củng cố đạo các hoàng binh và tôn sùng hoàng đế Roma.

Đời sống thánh hiến

Trong giai đoạn này, có những con người sống triệt để với Tin Mừng bằng cách sẵn sàng tử đạo, lấy máu đào tuyên xưng lòng tin vào Đức Giêsu. Bước đầu Là thánh Inhaxiô Thành Antiokia (sống cho hiên ngang, sống cho can đảm).

Bên cạnh những chứng nhân tử đạo còn có những người ẩn mình vào sa mạc và sống một đời sống âm thầm khổ hạnh với tinh thần khổ hạnh, từ bỏ thế gian, khước từ tuyệt đối nền văn minh thờ ngẫu tượng. Trong đó có thánh Antôn vào sa mạc để sống cho một mình Thiên Chúa.

III.   Từ năm 313 đến TK X

Bối cảnh lịch sử

Trong giai đoạn này, ngang qua sự từ bỏ hy sinh tử đạo nên Giáo hội Chúa được vững mạnh, phát triển và tự do hành đạo. Các đan sĩ ở trong sa mạc ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Các đan viện cũng mọc lên từ đó. Nhưng sau một thời kỳ đan viện mọc lên thì thế giới và các thiết bị sử dụng ngày càng tiên tiến và vì tự do người ta lại chú ý ra thế giới bên ngoài nhiều hơn và thế giới cốt lõi của Tin Mừng bị đánh mất.

Đời sống thánh hiến

Trước nguy cơ Giáo hội gắn mình với quyền lực thế gian đã xuất hiện những con người thoát ly khỏi đời sống gia đình và xã hội, nuôi vào những nơi cô tịch, cách biệt khỏi mọi ràng buộc của cải vật chất để chỉ sống cho một mình Thiên Chúa mà thôi.

Đây cũng là thời kỳ Giáo hội có những khuôn mặt nổi bật về đời sống đan tu và ẩn tu. Trong số đó có thánh Antôn cả (251 – 356), Thánh Pacom (286 – 346), Thánh Basiliô cả (329 – 378), Augustino (354 – 450) và Thánh biển Đức (480 – 547).

Nét Linh đạo nổi bật của đời sống thánh hiến trong thời kỳ này là khổ chế, từ bỏ tất cả, làm việc hết mình, đền tội, hành xác, từ bỏ tất cả, nhịn ăn nhịn uống, làm việc hết mình để trở nên khước từ tất cả. Đây không phải là cái tu của Kitô giáo. Đây là trường phái duy ý chí, dùng ý chí để bắt thân xác phải theo. Sự thánh thiện được nhìn nhận dưới khía cạnh ăn chay hãm mình, hi sinh, đấu tranh với các thói hư tật xấu.

Thánh Antôn cả: đại diện cho lối sống “độc tu”. Ngài từ bỏ tất cả để bước vào sa mạc với đời sống cô tịch hoàn toàn với Thiên Chúa. Thánh nhân cho rằng: “Những đam mê dục vọng gây nên những căn bệnh của tâm hồn”.

  • Khắc kỷ”: khắc chế, kỷ – một mình mình, tức khổ chế chính bản thân => Duy ý chí: Dùng ý chí con người bắt con người lệ thuộc vào đó.
  • Nhị Nguyên:” thế giới này có hai nguyên lý điều khiển đó là Thần lành và Thần dữ. Cuộc chiến của con người là lành và dữ. Trong đó linh hồn tốt còn thân xác xấu.

Phái “Khắc kỷ” ảnh hưởng lên tâm thức và thấm vào đời tu của chúng ta. Những dòng tu nào ra đời trong khoảng thời gian này là những dòng tu chính thống, như biển Đức, OSD, OFM. Muốn tiêu diệt được dục vọng thì phải khổ chế thân xác. Theo gót chân của Thánh Antôn Cả, nhiều người cũng vào sa mạc dựng chòi riêng và tu theo kiểu Thánh Anton cả. Mỗi vị ẩn sĩ sống lặng lẽ một mình, có cuộc sống riêng của mình và tổ chức cuộc sống theo nhu cầu cá nhân nhưng ngày thứ Bảy và Chủ Nhật thì tất cả tập trung lại tổ chức bàn tiệc Bí Tích Thánh Thể.

Thánh Pacom: Là người đầu tiên khai sinh ra một hình thức đan tu, lấy tinh thần của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi ở Giêrusalem (mọi thứ của chung). Ngài đã viết ra bộ luật cho đời sống đan tu và nhấn mạnh đến đời sống cộng đoàn qua việc chia sẻ của cải, công việc chung với nhau và cùng cầu nguyện với nhau. Thánh nhân đặc biệt nhấn mạnh đến đức vâng lời đến nỗi mà có lần Ngài quả quyết rằng: “Các thầy tu hoặc phải vâng phục bề trên chiếu theo luật hoặc là phải rời khỏi đan viện”. (Giờ còn Dòng Tên vẫn giữ được điều này).

Lối sống đan tu ở những thế kỷ tiếp theo, sau Thánh Anton Cả và Pacom, ở bên Đông Phương có Thánh Gregory Nazien và Thánh Bazilio. Bên Tây phương có Thánh Benedicto và Thánh Augustino. Đây là 4 gương mặt đại diện cho đan tu.

Thánh Balizio: là người đầu tiên ghi nhận đậm dấu ấn cho đời sống đan tu của Giáo hội Đông Phương. Ngài biên soạn một bộ luật cho đời tu, trong đó nhấn mạnh đến việc yêu mến Thiên Chúa phải xa lánh trần gian và để yêu mến tha nhân thì phải sống chung với nhau. Theo tinh thần của bộ luật này, các cộng đoàn tu cũng được phép tham gia vào các công việc tông đồ như: giảng dạy và chăm sóc mục vụ, thực thi công việc bác ái. Bản thân Thánh nhân cũng lập một đan viện rất lớn, vừa sống chung vừa làm việc chung, vừa cầu nguyện chung vừa làm việc mục vụ. Bên cạnh chu vi là một nhà đón khách, một trường học và một bệnh viện.

Thánh Gregory Nazien: đặc biệt hướng tới một đời sống chiêm niệm và thần bí mà đỉnh điểm của nó là đạt tới sự chiêm nghiệm kết hợp với màu nhiệm nên một với Đức Kitô. Sự kết hợp liên lỷ với Thiên Chúa là đời sống của người tu.

Thánh Augustino: Được coi là một cây cổ thụ đặt nên nền Thần học nhân đức. Ngài đã trải qua các kinh nghiệm tội lỗi khi ngài trở về với Thiên Chúa. Ông chìm sâu vào trong Thiên Chúa bằng cả lý trí và con tim của mình: “Lạy Chúa xin cho con biết Chúa và xin cho con biết con”. Đời sống thánh hiến được xây dựng trên đời sống đức ái trọn hảo, kết hợp với Đức Kitô trong Hội Thánh. Để hiểu được Linh đạo đời sống thánh hiến của Thánh nhân, chúng ta cần hiểu về giáo thuyết của Ngài về ân sủng và tội lỗi. Trong cuộc tranh cãi có Pelagio và nhóm của ông cho rằng con người được dựng nên và được trao ban cho món quà tuyệt vời đó là sự tự do. Không có tự do thì không có sự hiện diện đích thực của con người. Ông cho rằng mọi can thiệp của Thiên Chúa vào đời sống con người đều phá vỡ sự tự do của họ. Vì vậy ân sủng chỉ những gì ngoại tại đối với con người. Để đối lại với Pelagio, Thánh Augustino cho rằng vì tội nguyên tổ mà con người đã đánh mất đi tình trạng thánh thiện ban đầu và trở nên hư hỏng. Con người vẫn luôn khao khát Thiên Chúa và sự thánh thiện nhưng để tự do đạt đến sự thánh thiện đó thì con người tự mình không thể đạt tới được nếu không có ân sủng ban cho. Con người phải có sự nâng đỡ của Thiên Chúa mới ra khỏi vũng lầy của tội lỗi được. Con người bị tội lỗi làm vẩn đục, hoen ố nên cần phải có Thiên Chúa kéo mới lên được chứ tự mình thì không bao giờ được.

Mời đọc thêm: Lịch sử đời sống thánh hiến phần 2

Theo thánh Augustino, con người cần sự trợ giúp của ân sủng và cần trải qua 7 giai đoạn của hành trình thiêng liêng mới đạt đến sự kết hợp với mầu nhiệm của Đức Kitô. Ba giai đoạn đầu là giai đoạn hiện sinh của con người với đời sống cảm giác, tri giác và lý tính. Nếu người ta chỉ dừng lại ở ba giai đoạn này thì không thể có sự tiến triển về tâm linh. Chính vì vậy, người ta cần tiến triển đến giai đoạn thứ tư là thanh luyện. Như thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu có 8 tháng ở trong bóng tối và bị Chúa lấy sạch lòng tin. Đi theo Chúa mà chưa gặp thử thách thì chưa ai nói được tôi theo Chúa một cách chắc chắn cả.

Không thể không có Thiên Chúa vì nếu không có Thiên Chúa thì sẽ không có trật tự ngăn nắp như vậy. Trước một kỳ tích vũ trụ thì phải có một Đấng giỏi để làm nên. Nếu Thiên Chúa chỉ ở trong đầu mà cuộc đời không đụng chạm đến Thiên Chúa, nếu đời tu chỉ học để biết Thiên Chúa thì chẳng tu làm gì, mà phải thanh luyện, vác thập giá xem có trung thành với Thiên Chúa trong cái đầu nữa không. Như Thiên Chúa đã lấy hết của ông Gióp, làm ông bừng tỉnh và nhận ra rằng tất cả là của Thiên Chúa. Bao lâu nay con không biết, chỉ nghe về Chúa mà thôi, nhưng hôm nay con mới biết Chúa là Thiên Chúa của con. Ông Gióp đã chứng tỏ được lòng trung thành của mình. Như vậy, phải cần những khi đang được mọi người đang kính trọng mà tự dưng bị hất tung,

phản bội xem có còn trung thành với Chúa hay không? Nếu không chấp nhận được thì về. Đi tu phải trải qua giai đoạn thử thách, nhưng đó cũng có thể là do ma quỷ thử đón chúng ta. Khi thấy thập giá hãy đón nhận như quà tặng, thì khi đó đau khổ mới trở thành ánh sáng. Càng thấy thánh giá thì càng thấy mình đi đúng đường. Thập giá là đường con đi, mỗi ngày con bước, nên cứ để Chúa thanh luyện. Không có thập giá thì không có Phục sinh. Đời sống tu trì cũng vậy, không có đau khổ thì không có hạnh phúc, khổ hay sướng là do nơi mình. “Tôi chẳng biết cái gì khác ngoài một điều là Thiên Chúa đã chết vì tôi”, “Không phải tôi sống mà là Thiên Chúa sống trong tôi”– Phaolô, “Cứ yêu trước rồi làm gì thì làm”– Augustino.

Từ giai đoạn thanh luyện người ta mới tới trạng thái tịnh tâm,

bình an của tâm hồn và đi thật vào trong ánh sáng thần linh để kết hợp trọn vẹn với Thiên Chúa.Về cách tổ chức đời sống tu trì, Thánh Augustino đề ra một đời sống chung kèm theo lối sống khó nghèo, độc thân tiết dục của mỗi cá nhân.

Thánh Biển Đức:là một khuôn mặt nổi bật về sự kết hợp hài hòa giữa lối sống đan tu bên Đông phương và Tây phương. Ngài cố gắng dung hòa những luật khổ hạnh của Đông Phương sao cho phù hợp với điều kiện sống bên Tây Phương. Ngài nhấn mạnh rằng với lập trường phục vụ Thiên Chúa, chúng tôi hi vọng không đặt ra điều gì ghê gớm quá sức chịu đựng. Thánh Biển Đức sẵn sàng cho phép người ốm được ăn thịt, những ai không thể nhịn được thì uống rượu nho (thấm nhuần tinh thần của Tin Mừng là nhân từ). Thánh nhân cố gắng huấn luyện các môn sinh của mình sao cho kẻ mạnh vững tin vẫn thấy mình còn thiếu, còn kẻ yếu cũng không bị ngã lòng.

Bộ luật ngài viết ra đã trở thành một di sản quan trọng trong Giáo hội. Có 3 yếu tố căn bản được nhấn mạnh trong bộ luật này:

  • Cầu nguyện: đời sống của đan sĩ được đặt nền tảng vững chắc dựa trên việc cầu nguyện. Hình thức chính yếu của cầu nguyện là hát Kinh Thần Vụ chung và đọc Lời Chúa hay những bản văn lấy từ truyền thống của Giáo hội nhằm nuôi dưỡng đời sống kết hợp với Thiên Chúa.
  • Lao động: Đan sĩ bước vào đan viện là để lao tác chứ không phải để hưởng thụ. Tuy nhiên, việc lao động trong đan viện không nhắm tới mục đích làm ra của cải để tích lũy nhưng cốt lõi là để kiếm tìm Thiên Chúa trong toàn bộ cuộc sống của mình, gặp Thiên Chúa trong mọi hành vi, ngang qua đó khám phá ra Ngài. Hình thức lao động trong đan viện khá đa dạng, bao gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc.
  • Huynh Đệ: đời sống cộng đoàn chính là một nét đặc trưng của đời sống đan tu. Một khi đan sĩ bước vào đời sống đan tu thì sẽ gắn bó với các đan sĩ khác trong đan viện cho đến lúc chết. Đan sĩ không tìm tư lợi cho riêng mình mà chỉ tìm lợi ích cho người khác. Các đan sĩ hết sức kiên nhẫn để chịu đựng những yếu đuối của người khác.

Đời sống đan tu theo tinh thần của Thánh Biển Đức tuy gọi là xa lánh thế gian nhưng không hoàn toàn tách khỏi thế gian. Nền tảng căn bản của đời sống đan tu là nhằm minh chứng cho người ta thấy thực tại Nước Trời có mặt ngay trong đan viện và cánh cửa đan viện luôn rộng mở cho lữ khách đến chiêm niệm và cảm nghiệm hoa trái của Tin Mừng nơi đời sống thánh thiện, vui vẻ của các đan sĩ. Luật Biển Đức ghi rõ về việc tiếp khách: “Hãy để cho lữ khách đến với chúng ta và chúng ta đóng tiếp họ như đón tiếp Chính Đức Kitô. Vì Ngài đã nói với chúng ta: “Xưa ta là khách lạ các ngươi đã tiếp rước”.

Đời sống đan tu theo tu luật cha thánh biển Đức đã đạt tới sự kiện Huy Hoàng, mang lại Những đóng góp lớn lao cho thế giới và Giáo hội. Cho đến đầu thế kỉ X, sự kiện Cluny đã trở thành trung tâm cầm giữ và phát triển đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa. Cũng chính nơi đan viện đã sản sinh ra những luật đạo của Giáo hội với các Giám mục và Giáo hoàng đều là những đan sĩ của đan viện này. Tuy nhiên, đây vừa là biến cố quan trọng đánh dấu thời kỳ hoàng kim của đời sống đan tu tại Tây Phương nhưng đồng thời nó cũng mở ra một thời kỳ đêm đông giá lạnh, u ám cho đời sống đan tu. Quyền lực của các viện phụ ảnh hưởng sâu rộng đến các đan viện, đến nỗi họ kết hợp các nhà dòng lại với nhau để hợp thành một đế quốc đan tu Cluny.

Gioan Lưu Ngọc Quỳnh, CSsR

Truyền thông sinh viên Công giáo

Mời đọc thêm: Nhận định ơn gợi tu trì

Bình luận