Ở bài trước chúng tôi đã gửi đến bạn những điều kiện cần và đủ để có một niềm tin trưởng thành và vững chắc. Và hôm nay, chúng tôi xin gửi đến bạn lời giải đáp cho câu hỏi mà có lẽ, ai trong chúng ta cũng đã từng trăn trở: Tin là gì?
Trước tiên, mời bạn suy ngẫm hai câu chuyện sau:
Câu chuyện 1:
- Bạn sinh viên: Thưa cha con mất đức tin vào Chúa rồi.
- Cha Gio-an: Sao con mất đức tin
- Bạn sinh viên: Con học môn Giáo dục công dân thì thầy giáo bảo:”Trong lớp này ai có đạo, con giơ tay thì Thầy bảo: Em đi đạo vậy em đã thấy Chúa bao giờ chưa. Con bảo: chưa ạ. Thầy nói: Chưa thấy Chúa bao giờ thì làm sao mà em biết là có Chúa.
- Cha Gio-an: Con quay lại hỏi Thầy: Thưa Thầy, làm sao Thầy biết người này là ông nội thầy, người này là bà nội thầy. Khi bà nội đẻ ra bố của thầy thì thầy ở đâu, thầy có thấy không. Vậy tại sao Thầy gọi người đó là ông nội, bà nội.
Câu chuyện 2: Sao bạn biết Quang Trung, Lê Lợi có thật hay không? Bạn đâu có thấy, đâu có sờ, đâu có chạm được vào họ nhưng tại sao bạn biết và bạn tin là có họ. Đó là nhờ vào những chứng từ của lịch sử, của những người sống cùng thời với họ kể lại.
Câu chuyện 3: Gia đình bạn có 5 người con đều đi làm ở phương xa, bố mẹ ở nhà nhưng không may bố bạn hấp hối và qua đời đột ngột. Bố viết một tờ di chúc phân chia tài sản và để lại cho những người con. Những người con đều không có mặt lúc bố viết di chúc nhưng thực hiện theo những điều bố nói trong di chúc.
Từ 3 câu chuyện kể trên, theo bạn tin là gì?
- Dưới khía cạnh lí trí: Tin là chấp nhận, đón nhận những thực tại, những biến cố, những nhân vật, những điều mà mình không thấy, không đụng, không chạm, không sờ được là có thật qua lịch sử, qua lời chứng của người khác. Tin là thực hiện những điều mà người mình tin truyền lại cho mình.
- Dưới khía cạnh hữu thể học: Tin là cuộc gặp gỡ giữa chính mình với Đấng mà mình đón nhận, tin mỗi ngày, mỗi giây, mỗi phút,…
Và một câu hỏi mà mỗi người chúng ta, những người tin vào Chúa và đi theo Chúa đáng phải suy nghĩ: Chúng ta nói tin Chúa nhưng mỗi ngày không nỗ lực gặp cho được Đấng mà chúng ta tin. Vậy có phải là tin hay không?
Ví dụ: Vũ trụ tự nó mà có. Câu chuyện kể về mô hình vũ trụ mà nhà bác học Newton đã khám phá. Đó là một cấu trúc tổng thể, trong đó các phạm trù cứ đi theo một chiều hướng mạch lạc và được vận hành theo một nguyên tắc mà Thượng Đế đặt vào trong đó. Một vũ trụ tuyệt đẹp. Có lần, một người bạn vô thần của Newton đến chơi và nhìn thấy mô hình đó thì hỏi: Cái này ai làm ra. Ông trả lời: Tự nó có. Anh bạn bảo: Mày điên à. Newton đáp lại: Cái này tao làm ra và tao nói tự nó có mà mày không tin. Vậy cả vũ trụ thật này còn kì diệu hơn cả nó và nói tự nó có thì mày công nhận. Đó có phải là điều phi lí hay không?
Qua đó, chúng ta hiểu như thế nào về sự khác nhau giữa lòng tin, niềm tin và đức tin?
Đức tin là ân huệ nhưng không Thiên Chúa ban cho mỗi người chúng ta, để chúng ta có khả năng đón nhận những điều mà Thiên Chúa tỏ lộ cho chúng ta qua dòng lịch sử chứ không chỉ nhờ nỗ lực của bản thân mình.
Ví dụ: Tự sức lí trí con người làm sao đón nhận được Lời của Thiên Chúa nói rằng: Bánh hóa thành rượu và trở nên Thịt Máu Chúa. Đó chỉ có thể là ân huệ nhưng không của Thiên Chúa nằm ngoài lí trí nhỏ bé của con người.
Và điều quan trọng hệ tại nhất của đức tin là Thiên Chúa nói sao thì đón nhận y như vậy, sống đúng như vậy. Đừng thêm bớt hay đi ngược lại.
(Còn nữa…)
Lớp học đức tin
Maria Thanh Tâm
Truyền thông Sinh viên Công giáo