Icon Collap
...
Trang chủ / Bí quyết thành công của vị tôn sư vĩ đại Giê-su

Bí quyết thành công của vị tôn sư vĩ đại Giê-su

Những “bí quyết thành công” của vị tôn sư vĩ đại Giê-su – Người thầy của mọi người thầy.

Bí quyết thành công, thành công, thầy dạy

Sư phạm – một vấn đề nhức nhối nhưng vô cùng quan trọng; một thách đố gay cấn song không thể không vượt qua. Nó nhức nhối vì phải luôn đối diện một thực tại hết sức bí ẩn, không dễ gì nắm bắt và thấu hiểu xuyên suốt được, đó là thực tại về CON NGƯỜI. Nó vô cùng quan trọng vì liên quan trực tiếp với vận mạng tương lai sống còn của mỗi con người cũng như toàn Xã Hội; thiếu nó văn minh, trí thức của cả nhân loại sẽ vơi dần cùng với thời gian. Sư phạm một trong những thách đố gay cấn hàng đầu của mọi người, mọi thời; bởi vì tự bản chất, nó bao hàm một hệ thống khá phức tạp gồm 2 chiều kích đan quyện vào nhau: chiều kích tĩnh như kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo, kỹ nghệ, phương tiện, phương pháp dạy học, chiều kích động như môi trường xã hội,  môi trường địa lý – tự nhiên,  quá trình dạy học ( giáo dục ) của mỗi người.

Ý thức rõ vị trí, tầm quan trọng và tính phức tạp của sư phạm, nhân loại mọi thời đã nỗ lực không ngừng để tái tạo nên những mô hình sư phạm thích hợp, hầu có thể thông truyền cho hậu thế những giá trị, những kinh nghiệm, những tri thức, và với thời gian, đã lần lượt sản sinh ra được những thiên tài chuyên môn về sư phạm như Aritote với phương pháp “sân Ỷ”, Khổng tử với danh hiệu được tuyên phong là “vạn tuế sư biểu”… Và đặc biệt với vị trí tôn sư vĩ đại Vị THẦY DUY NHẤT của cả nhân loại – ĐỨC GIÊSU KITÔ. Vậy giờ đây, chúng ta sẽ cố gắng tìm hiểu về “những bí mật của đấng thiên sứ” dưới nhân quan NGƯỜI THẦY CỦA MỌI NGƯỜI THẦY.

Đức Giêsu, một nhà giáo khiêm hạ.

Có lẽ lịch sử nhân loại không bao giờ lập lại hình ảnh một vị tôn sư lỗi lạc đang quỳ xuống rửa chân cho học trò của mình như Thầy Giêsu trong bữa tiệc ly, và cũng chẳng có ai tự xưng mình là người khiêm nhường và kêu gọi mọi người khác: “Hãy học cùng ta vì ta hiền lành và khiêm nhường”.

Sự khiêm hạ của Chúa Giêsu được thể hiện một cách lạ lùng trong khi rao giảng. Ngài không bao giờ làm cho mình trở thành đối tượng rao giảng cho chính Ngài. Đức Giêsu là con Thiên Chúa, là đấng Messia, nhưng Ngài không rao giảng như chính Ngài là Thiên Chúa, là Đấng Messia. Những danh xưng được gán cho Ngài trong Tin Mừng như là Đấng Thánh , Đấng Công Chính (Cv 3,14 ), Tôi tớ của Giavê (Cv 4,23 ), ngay cả danh xưng con Thiên Chúa, và cuối cùng là danh xưng Thiên Chúa phần lớn đều xuất hiện sau biến cố sống lại và là những cách  thế biểu diễn lòng tin của những cộng đoàn tín hữu tiên khởi.

Bài đọc thêm:http://hoimehangcuugiup.com/2019/08/10/bi-quyet-nen-thanh-lam-viec-nho-voi-tinh-yeu-lon/

Không chỉ không làm cho mình trở thành đối tượng lời rao giảng của chính Ngài, Đức Giêsu cũng không tự xem mình như là đối tượng của lời rao giảng. Ngài không rao giảng về mình mà lại rao giảng về vương quốc Nước Trời. Vương quốc Nước Trời mà Chúa Giêsu rao giảng không giống như vương quốc Nước Trời mà các tín hữu thời nay thường quan niệm là một thế giới khác, thế giới bên kia, thế giới xảy ra sau khi chết. Trong khi đó, Vương quốc Nước Trời, được Tin Mừng dùng tới 122 lần và xuất phát tự miệng Chúa Giêsu 90 lần, lại có một ý nghĩa khác. Đó chính là việc hiện thực hóa một niềm hi vọng để đạt tới cứu cánh của thế giới, phải vượt lên trên tất cả những gì đang trói buộc con người , cả về thể lý lẫn luân lý, phải tiêu diệt tội lỗi, hận thù, chia cắt, đau khổ, chết chóc.

Như vậy đối tượng lời rao giảng Chúa Giêsu chính là niềm hy vọng, lòng khát khao Thiên Chúa của những cử tọa theo Ngài.

Đừng nói về những gì mình quan tâm mà hãy nói về những gì kẻ khác quan tâm. Đó chính là châm ngôn giảng dạy của Chúa Giêsu – Ước gì các Thầy giáo luôn “Il ne faut pas parler de Soi Même” (châm ngôn Pháp)

Bài đọc thêm:https://svconggiao.net/2018/07/15/bi-quyet-truyen-giao-cua-chua-giesu/

(Còn tiếp…)

Ga. Lưu Ngọc Quỳnh CSsR

Bình luận