Icon Collap
...
Trang chủ / Đức Giêsu – Chuyên gia hàng đầu về phương pháp sư phạm

Đức Giêsu – Chuyên gia hàng đầu về phương pháp sư phạm

Bí quyết sư phạm của Chúa Giê-su – Cũng như những nhà giáo khác, Chúa Giê-su cũng dùng những kỹ năng như nói, giảng, tranh luận với các học viên (những kẻ nghe Ngài), song Ngài có một phương pháp sư phạm đặc thù riêng của Ngài.

Bí quyết sư phạm của CHúa Giê-su, Phương pháp giáo dục

Thứ  nhất, Ngài không chủ trương rao giảng những chân lý cao siêu, khó hiểu mà luôn luôn khởi đi từ những thực tế rất gần gũi với con người mà chỉ cần một lương tri và trí tuệ lành mạnh bình thường đều có thể hiểu được và hiểu đúng. Chẳng hạn ai cũng hiểu được rằng một thành phố được xây trê núi thì không thể che dấu được (Mt5, 14) “ và mỗi ngày có sự khốn khó riêng” (Mt 6, 54), hoặc không một ai có thể làm cho sợi tóc ra bạc ra đen (Mt 5, 36 ) và làm cho mình lớn lên dầu chỉ là 1 milimet (Mt 6, 27 ), và con người thì luôn luôn quý hôn chim sẽ (Mt 6, 26 ), con người được dựng nên không phải vì ngày Sabát mà ngày Sabat được dựng nên vì con người (Mt 2,27 ).

Thứ hai, Ngài không cố ý rao giảng những điều mới lạ rao giảng những điều mới lạ. Quả thật những điều Chúa Giêsu rao giảng, phần lớn đã có ảnh hưởng trong dòng lịch sử của nhân loại, đã được con người đề cập tới bằng cách này hay cách khác. Nếu chúng ta suy nghĩ kỹ thì Chúa Giê Su không đến để xác định một luân lý mới, khác với luân lý mà người đương thời của Ngài đang có. Chẳng hạn luật vàng Ngài đưa ra: “Tất cả những gì ngươi muốn kẻ khác làm cho ngươi thì ngươi hãy làm cho họ” (Mt 7, 12; Lc 6,31) đã có từ Thales de Milet (600 trước Chúa Giáng Sinh); “Đứng làm những gì ngươi cho là xấu nơi người khác; Với Pythagore (580 TCN) “Những gì ngươi cho là khủng khiếp nơi người khác thì đừng làm cho chính ngươi”; Với Socrate “Hãy đối xử với người khác như chính ngươi muốn được đối xử” Với Khổng Tử (551-470 TCN): “Những gì ngươi không khao khát cho chính ngươi thì đừng làm cho kẻ khác; Với Mahabharata (giữa 400 Trước và Sau CN): “Những gì ngươi ghét bỏ thì đừng làm điều đó cho một ai”; Trong Cựu Ước “Đừng làm cho bất cứ một ai những gì ngươi không muốn…” (Jb 5,5); Nơi Hillel, Tôn sư của Phao lồ “ Đừng làm cho người khác những gì ngươi không muốn kẻ khác làm cho chính ngươi”.

Dĩ nhiên Đức Giêsu đã không đọc Thales, Pythagore, Aristore, hay Khổng tử, Mahabharata… nhưng nhờ bởi công thức mang tính tích cực mà Ngài đã vượt xa những công thức tiêu cực cũ, Ngài đã không đặt để bất cứ  một giới hạn nào đối với việc mổ ra và không bận tâm  đến những đau khổ, niềm vui của người khác. Đúng như nhận định của Staffer “Hiện thân lòng xót thương nơi Thiên Chúa đạt tới đỉnh điểm trong lời công bố của Đức  Giêsu Nazareth và luật vàng của lòng nhân ái”.

Bài đọc thêm: Bí quyết thành công của vị tôn sư vĩ đại Giê-su

Đức Giêsu không phải bằng mọi giá phải nói về  điều mới, nhưng Ngài “Gạn đục khơi trong” những gì đã có nơi nhân loại. Ngài không muốn nói về những điều cổ lỗ sĩ, song chỉ muốn nói những điều có lợi cho hết mọi người. Có lẽ đây cũng là một trong những bí quyết hàng đầu trong việc chinh phục lòng người của Chúa Giêsu.

Thứ ba, Ngài cũng không bao giờ có một lược đồ hay một công thức tiền chế. Ngài giao du với đủ hạng người. Mỗi hạng người, mỗi cá nhân, mỗi hoàn cảnh Ngài có những chỉ dẫn, những hành vi ứng xử thật tuyệt vời khiến cho người ta phải sững sờ mà thốt lên rằng xưa nay chưa có ai ăn nói khôn ngoan như thế. Đúng như Thánh  Gioan đã nói: “Ngài không cần ai dạy dỗ bởi vì Ngài biết những gì nơi có con người. Ngài biết những người tội lỗi bị bại liệt (Mt 2, 5 ), biết tình trạng của người con gái viên đại đội trưởng ( Mc 5, 39 ), biết tình trạng của người phụ nữ loạn huyết ( Mc 5,29), biết tình trạng của người bị quỷ ám ( Mc 1, 23 ; 5, 1), biết những tư  tưởng sâu kín nơi những đối thủ của Ngài ( Mc 2, 8 ; 3, 5 ) – Nếu giả sử phải có một công thức, một mô hình dành sẵn cho những nhà sư phạm, thì nơi Đức Giêsu mô hình ấy chính là nghe và cảm thấu được những vấn đề của dân chúng.

Thứ tư, không như các Kinh Sư ; họ chỉ đọc ý Thiên Chúa trong sách Thánh, Chúa Giêsu còn đọc được ý của cha Ngài qua các tạo vật, qua lịch sử, qua những hoàn cảnh cụ thể. Đồng thời Ngài thường rút tỉa những những bài học giáo lý từ những kinh nghiệm thường nhật.

Những dụ ngôn của Ngài chứng tỏ rằng Ngài biết rất rõ tất cả những thực tại cuộc sống tốt hay xấu.Từ những kinh nghiệm, những thực tại đó Ngài dẫn người ta đến những đỉnh điểm mà Ngài đã chủ ý. Ngài nói về mặt trời và mưa ( Mt 5, 45 ) về màu đỏ của những áng mây và gió thổi từ phía Nam ( Lc 12, 54 – 55 ) về tia chớp ( Mt 24, 27 ) về những chim sẽ, về vẻ đẹp của bông hoa huệ ngoài đồng và cây cỏ nay còn mai mất ( Mt 6, 30 ), về cây vả khi ra lá thì loan báo mùa xuân ( Mc 13, 28 ), về mùa gặt ( Mc 4, 3 ;13, 24 ) … từ những hiện tượng tự nhiên ngài đọc ra ý của Cha và rút ra những bài học thực tế về Thiên Chúa tạo dựng, Thiên Chúa nhân từ, Thiên Chúa quan phòng, mà không cần phải trích dẫn những khái niệm vòng vo tam quốc, vô bổ, khó hiểu – Ngài nói tới những con chó liếm những vết thương ( Lc 16, 21 ), những diều hâu ăn những xác chết ( Mt 24, 28).                                           Ngài biết cả điệu bộ của những người gieo giống  ( c 12, 16 – 21 ), biết cả những cách thức xây dựng một ngôi nhà ( mt 7,24 – 27 ), cách thức một người phụ nữ làm bánh ( Mt 3, 13 ), cách thức làm việc của một nông dân ( Mt 4, 3 ), cách thức chủ đòi buộc tính sổ những con nợ ( Mt 25, 14 ), niềm vui của một người mẹ sau khi sinh con ( Ga 16, 21 )…Chúa Giêsu đã dùng những dẫn chứng thực tế, chắc chắn, để từ đó rút ra những bài học bổ ích, những kinh nghiệm vô giá mà một người có lương tri bình thường đều hiểu được – Quả thật, khó có thể tìm thấy trong nhân loại này một người thầy có được trực cảm tuyệt diệu tinh tế, sâu sắc như vị tôn sư vĩ đại Giêsu. Nhưng nếu một nhà giáo mà không có được những trực cảm tinh tế về con người, về cuộc sống thì làm sao có thể dạy cho người khác về cuộc sống, về cách làm người được ; và làm sao họ có thể tìm ra những dẫn chứng sống động, chân thật, hấp dẫn và ý nghĩa, thuyết phục ngoài cuộc sống con người?

Bài đọc thêm: Đức Giê-su – Vị Thầy của lòng tôn trọng

Cuối cùng, chúng ta không thể không đề cập đến bí quyết sư phạm siêu vời của Đức Giêsu trong việc cuốn hút người khác đến với Ngài, nghe theo lời chỉ dạy của Ngài mà họ không hề nghĩ rằng chính họ đang nghe, và đang làm theo lời chỉ dạy của Chúa Giêsu. Đó chính là bí quyết khơi dậy tìm năng, làm sống lại tìm năng nơi người khác của Đức Giêsu. Người ta thường nói cái quý nhất trao ban cho người khác không phải là của cải, tiền bạc, trí tuệ, sức lực mà chính là giúp người khác khám phá ra những năng lực tiềm ẩn nơi họ, để họ có thể tự đứng trên đôi chân của họ mà không phải lệ thuộc, sống nhờ, sống gởi bởi người khác. Và qủa thật, Đức Giêsu đã rất thành công về phương diện này.

Tin Mừng cho chúng ta thấy rằng trong cuộc đời rao giảng của Chúa Giêsu, có không ít cạm bẫy đã được người Do Thái  giành sẵn; có những cảm bẫy tưởng chừng như Đức Giêsu không thể nào vượt qua được. Thế nhưng, từ những cạm bẫy đó, Chúa Giêsu đã khơi dậy những thực hữu sâu thẳm nơi con người, giúp họ đối diện và vượt qua.

Những người Do Thái, sau khi xây dựng và cài đặt vụ án “ Người phụ nữ ngoại tình bị bắt qủa tang tại trận” cứ ngỡ rằng lần này Đức Giêsu sẽ không còn thuốc chữa. Chúa Giêsu thừa biết rõ mánh lưới của họ và Ngài đã dùng chính mánh lưới đó để khơi dậy một thực tại sâu kín nơi mỗi người. Không ai là kẻ vô tội, bằng một câu nói sắc sảo đanh thép “ Ai trong các ông vô tội thì hãy ném đá người này”. Chính câu nói đó đã làm họ bừng tỉnh, giúp họ tự ý thức về mình. Cuối cùng tất cả đều lần lược tháo lui vì nhận ra mình là ai. Con người chỉ thật sự thay đổi khi biết rõ họ là ai. Bởi vậy, giúp học viên tự khám phá chính mình là một trong những kỹ năng hàng đầu của sư phạm.

Nếu như cạm bẩy vừa nêu, người Do Thài muốn cài đặc Chúa Giêsu vào một thế kẹt khó xử giữa lòng nhân từ và lề luật của Môi sê, thì cạm bẫy về vụ có nên nộp thuế cho Xê-da có khi còn nguy hiểm hơn : Dân Tộc – Đế Quốc. Dĩ nhiên, thề kẹt này mang sắc thái chính trị nên sẽ dễ “ mất mạng”. Trước thực trạng đó, cũng bằng kỹ năng soi sáng tâm thức người khác bằng cách đặc lại câu hỏi “ Hình này của ai đây” và dựa vào câu trả lời của đối phương Ngài giãi quyết vấn đề luôn: “ Của Xêda trả lại cho Xêda” và Ngài còn đi xa hơn nữa “ Của Thiên Chúa hãy trả lại cho Thiên Chúa”. Chính sự khơi dậy do chính Ngài mở ra đã làm cho người Do Thái “ rất đỗi  kinh ngạc về Ngài”, vỉ Đức Giêsu không phải biểu diễn một ngón võ tránh đòn., cho dẫu tinh vi, ngoạn mục. Ngài không tránh đòn cho bằng lấy thế vững chắc và cương quyết hơn bao giờ hết trên chân đứng của Ngài để gạt bỏ sự đồng hoá Hoàng đế với thượng đế.

Tin Mừng đã ghi lại khá nhiều cạm bẫy tương tự như về vấn đề có được chữa bệnh ngày Sabat, kẻ chết sống lại ( Mc 12, 18 – 27 ), quyền đâu mà ông làm những điều đó ( Mc 11, 27 – 33 ) … mỗi cạm bẫy là mỗi soi sáng, khêu gợi Chúa Giêsu đặt lại cho ho; những kiểu nói theo ông là ai người anh em thân cận trong số 3 người? (dụ ngôn người Samaria nhân hậu ); Anh nói đúng, anh không còn xa nước Thiên Chúa… là những lời mời gọi, những lời khích lệ tuyệt vời.

Để khêu gợi tiềm năng và soi sáng cho người nghe, Chúa Giêsu thường đặt lại vấn đề cho chính người hỏi, tức là vấn đề chính họ đang quan tâm, rồi người cung cấp cho họ những tư liệu cần thiết để giúp họ nhận ra những vấn đề qua những câu chuyện, những dụ ngôn sâu sắc, tiếp đó Ngài để cho họ tự thẩm định lại vấn đề, thẩm định lại chính họ, còn Ngài chỉ việc  cho thêm những lời khích lệ: ông nói đúng, hãy đi và làm như vậy, ông không còn xa nước Thiên Chúa bao xa …Với lối      sư phạm này, Chúa Giêsu luôn đóng vai “xúc tác” còn người đặt vấn đề lại chính là người giải quyết vấn đề. Và có lẽ không gì hạnh phúc cho bằng khi vấn đề mình đặt ra do chính mình giải quyết và cảm thấy tự tin hẳn lên, cảm thấy mình có giá trị, cảm thấy cuộc đời đáng sống và đáng trân trọng vì trong cuộc đời có tôi và tôi có trong cuộc đời.

Khơi dậy tiềm năng nơi con người bằng cách giúp họ trực diện với chính mình, với vấn đề họ đang đặt ra, cung cấp cho họ những dữ liệu cân thiết giúp họ tìm thấy mấu chốt của vấn đề, để tự giải quyết lấy vấn đề  của họ, về chính cuộc đời , đấy chính là đỉnh điểm Chúa Giêsu hướng tới và cũng là NÉT SON  rạng ngời trong nghệ thuật của vị tôn sư  Giêsu ; Đấng không chỉ “chài lưới người” mà còn có khả năng làm cho những người ngư phủ có khả năng chài lưới được người.

Bài đọc thêm: Không ai được cứu độ một mình

KẾT LUẬN: Chúng ta có thể tóm kết bí quyết sư phạm của Thầy Giêsu đáng kính của chúng ta qua lộ trình sau.

  •        Thứ nhất, thiết lập mối tương giao Thầy  – trò, dùng chính mối tương giao này để cảm hóa người khác và cảm hoá chính mình.

Mối tương giao ấy càng chân thành, càng trung thực thì hiệu quả càng cao. Muốn có được mối tương giao chân thành và trung thực thì người thầy phải là tấm gương mẫu mực về lòng khiêm hạ, trung thực, can đảm, luôn biết tôn trọng, chấp nhận, tin tưởng học viên, mềm dẻo linh hoạt với từng đối tượng, hoàn cảnh, đừng để mình bị đóng khung trong những khuôn mẫu tiền chế mà luôn phải biết lắng nghe và cảm  thấu từng vấn đề của từng cá nhân, hầu luôn có được trực giác bén nhạy về mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống, liên quan đến con người.

  •         Thứ hai, phải có khả năng khơi dậy những tiềm năng nơi con người qua những câu chuyện, những hình ảnh, những gợi ý thực tế  và tinh tuý, và đừng bao giờ vật hoá con người.

Lm. Ga Lưu Ngọc Quỳnh CSsR

Svconggiao.net

Bình luận