Icon Collap
...
Trang chủ / Phương Pháp Dạy Trẻ 3-4 Tuổi Tư Duy Sáng Tạo

Phương Pháp Dạy Trẻ 3-4 Tuổi Tư Duy Sáng Tạo

Khả năng trẻ bắt đầu tư duy bắt đầu trong giai đoạn này. Bất kỳ bố mẹ nào cũng muốn con yêu của mình phát triển một cách toàn diện nhất. Cả về sức khỏe và trí não. Theo nhiều nghiên cứu, từ khi trẻ mới được sinh ra đời cho đến 3 tuổi là thời kỳ đặc biệt quan trọng. Nhất là trong việc hình thành trí tuệ ở mỗi con người. 

1. Dạy trẻ tư duy từ sớm:

Dạy trẻ tư duy cũng nên bắt đầu sớm từ giai đoạn này. Bởi những nền tảng cơ bản của trí tuệ như cảm xúc, ngôn ngữ, tư duy logic, tư duy sáng tạo hay năng lực tương tác ..v…v… đều được hình thành trong giai đoạn này. Chúng ta đều biết, trẻ vừa sinh ra đều có khả năng tiếp thu như nhau đối với mọi ngôn ngữ. Càng tiếp xúc, tương tác, giao tiếp, sáng tạo trong tư duy nhiều với người lớn nói chung và bố mẹ của trẻ nói riêng sẽ giúp bé phát triển nhanh khả năng ngôn ngữ của mình.

2. Dạy trẻ tư duy một cách tỉ mỉ và chu đáo:

Theo một số khảo sát, cha mẹ người Nhật Bản luôn dùng phương pháp nuôi dạy con rất tỉ mỉ, cẩn thận và chu đáo. Kiểu giáo dục của phương pháp trên là dạy trẻ biết cách tự suy nghĩ, và luôn thay đổi để kích thích sự sáng tạo của trẻ.
Theo tiến sĩ tâm lí học E.P.Trans thuộc trường đại học Glogla – Mỹ: “Năng lực tư duy bắt đầu phát triển khi trẻ lên 3 tuổi. Trong độ tuổi từ 4 – 4 tuổi rưỡi đạt đến đỉnh cao nhất. Và đến 5 tuổi sẽ giảm đi rất nhanh”. Do đó bố mẹ nên tận dụng thời điểm này để dạy trẻ tư duy. Tạo cho con những cơ hộ phát triển nổi trội cũng như khả năng tư duy logic, sáng tạo.

3. Vậy cha mẹ của trẻ sẽ phải làm gì để phát triển tư duy cho trẻ ?

a) Dạy trẻ biết chơi một cách thông minh:
Vào thời kỳ này, cha mẹ cho trẻ chơi các trò chơi vận động trí não, phát triển tư duy sáng tạo là hữu ích và quan trọng nhất.
Khi trẻ chơi càng nhiều trò chơi thông minh, thì trẻ sẽ liên tục suy nghĩ tìm tòi. Điều này khiến cho trẻ có thể trở thành người có chỉ số thông minh cao và biết tư duy sáng tạo ở mức độ cao.

b) Chọn đồ chơi thích hợp:

Đồ chơi thích hợp cho độ tuổi này là những món đồ chơi mà trẻ phải tự suy nghĩ. Hoặc tự lắp ghép và tìm ra những chi tiết thú vị như: ghép hình, lắp ráp mô hình, chơi cờ, xếp khối gỗ, jumpo..v..v.. Đây là những loại đồ chơi rất bổ ích với các bé, vừa tăng khả năng tư duy sáng tạo cuốn hút làm các bé thích thú và tìm tòi để hoàn thành trò chơi đó.

c) Vừa chơi vừa học:

Trong giai đoạn này không chỉ tư duy não bộ của trẻ phát triển. Mà khả năng tư duy của bé qua việc điều khiển các giác quan cũng có sự vượt trội. Ít nhất là so với những giai đoạn trước. Bố mẹ có thể hướng dẫn bé những động tác đơn giản. Sau đó phát triển độ khó lên dần với việc dùng đầu ngón tay nhiều hơn.

Những việc tốt cho điều này đó là gấp giấy, dùng kéo cắt, dán giấy bằng hồ dán… Dạy trẻ cách thắt nút, cài khuy áo, buộc dây giày, tự cầm đũa ăn, tự thay quần áo. Hoặc dạy bé thêm một số động tác như đạp xe 3 bánh, vẽ tranh, bơi lội, chơi nhạc cụ, làm quen toán học – câu đố..v…v…

Tất cả những việc này sẽ không chỉ có tác dụng rèn luyện sự khéo léo, kỹ năng sống cho trẻ. Mà nó còn thúc đẩy khả năng suy nghĩ và tư duy sáng tạo của trẻ.

d) Hỗ trợ trẻ 50% những công việc cá nhân:

Không làm giúp trẻ nhưng hỗ trợ trẻ tự làm. Ở những giai đoạn trước, 2-3 tuổi cha mẹ đã có thể dạy bé tự làm những công việc cá nhân. Đó là những việc đơn giản như đánh răng, rửa mặt, đi vệ sinh… Vì vậy, lên 3-4 tuổi, khả năng tự suy nghĩ và làm việc của bé đã hình thành. Và bé bước đầu có suy nghĩ của riêng mình. Nhiều bé 3 tuổi không muốn nhờ người khác làm hộ hết mọi thứ. Bé sẽ thích tự mình làm được và muốn làm được một việc gì đó. Được bố mẹ công nhận và chứng tỏ bản thân mình.

Children are playing on green meadow examining field flowers using magnifying glass

4. Dạy trẻ tư duy và tự lập sớm là rất tốt:

Tự lập sớm cho trẻ là cần thiết. Nếu như bố mẹ cứ khư khư giữ con bên cạnh. Cứ che chở, bao bọc làm mọi việc cho con thì sẽ gây ra tính ỷ lại và lười biếng cho trẻ sau này. Trẻ phải được xa rời vòng tay chiều chuộng của bố mẹ mới có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm tốt. Đây là cách tốt để dạy trẻ tư duy sắc bén nhanh nhạy ngay khi còn nhỏ.

Nói như vậy không có nghĩa là bố mẹ cứ để cho con ở một mình. Không phải cứ để con chơi một mình mà bố mẹ phải chơi cùng con. Phải hướng dẫn, giúp đỡ con những việc ở mức độ khó, và quan sát, động viên trẻ trong những việc dễ hoặc vừa tầm đối trẻ. Đặc biệt, cho trẻ kết nối và giao tiếp với nhiều bạn đồng tuổi để trẻ phát triển thêm về tính cách, nội tâm cũng như khả năng giao tiếp.

Để sau này bé phát triển toàn diện về cả mặt thể chất lẫn tinh thần và các mối quan hệ xã hội thì ngay từ khi còn nhỏ bố mẹ phải chú ý cách dạy con phù hợp. Có phương pháp phát triển tư duy sáng tạo đúng cách, sẽ kích thích tiềm năng ẩn sẵn trong trẻ. Và cho trẻ có cơ hội phát triển bản thân tốt nhất.

 Lâm Bá Tài

(ttamkynangsongymca)

Bình luận