Để khởi đầu cho một năm học mới, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng ý thức chuẩn bị cho mình điều cần thiết nhất để làm hành trang giúp ta tiến bước trong suốt một năm học mới này. Không biết với các bạn vinh đến từ các tôn giáo bạn thì sao? Còn đối với các bạn sinh viên Công giáo, hành trang mà các bạn chuấn bị cho mình bao gồm không chỉ có tri thức, tài chính, các mối quan hệ… mà quan trọng hơn cả và trên hết đó chính là “Đức tin.” Bởi có Đức tin các bạn sẽ vượt thắng tất cả. Đặc biệt, là những cạm bẫy, khó khăn, thử thách trong môi trường xã hội ngày hôm nay. Ý thức được tầm quan trọng của điều đó, vào lúc 19h00 ngày 06/09/2019, hết thảy các bạn sinh viên thuộc con cái giáo phận Vinh – Hà Tĩnh tại Hà Nội, đã quy tụ về bên nguyện đường Giêrađô giáo xứ Thái Hà để cùng nhau tham dự Thánh lễ khai giảng năm học mới. Với niềm khao khát được lắng nghe lời giáo huấn của vị Tôn Sư Đích Thực là chính Chúa Giêsu, ngang qua những lời giáo huấn của cha Gioan, và dâng lên Chúa tất những dự định của cộng đoàn cũng như của mỗi thành viên trong năm học mới này. Trong tâm tình đó, cha Gioan đã gửi đến các bạn những lời nhắn nhủ sau đây:
Khởi đầu một năm học mới, như khởi đầu một giai đoạn quan trọng đối với quãng đời của sinh viên, của học sinh chúng ta. Và trong kinh nghiệm ngàn đời của cha ông chúng ta, để có thể học thành tài, để có thể thành công thì việc chọn thầy vô cùng quan trọng. Cho nên trước đây, người ta vất vả, mất công tìm sư để học đạo, nghĩa là tìm thầy để học. Nếu không thì không chỉ lãng phí cả thời gian mà còn gặp phải những người thầy lưu manh, đầy nham hiểm và việc học đó dẫn chúng ta đi đến con đường nguy hiểm.
Vì vậy khởi đầu năm học mới Đức Tổng Giám Mục Giuse của chúng ta đã nhắc nhở chúng ta trong tâm thức, trong suy nghĩ và trong định lượng của vị cha chung toàn cầu là Đức Thánh Cha Phanxico. Ngài mời gọi chúng ta “hãy canh chừng cái nén bạc mà Chúa trao cho mỗi người trẻ chúng ta.” Nghĩa là việc học trên học đường là những nén bạc, là phần thưởng ân huệ. Chúng ta đón nhận và làm cho nó được sinh sôi nảy nở. Đừng để cho học đường biến thành vô nghĩa. Đừng để cho thời gian học đường biến thành vô ích, vô tri, vô lí đối với cuộc đời chúng ta. Cả Đức Tổng Giám Mục và Đức Thánh Cha Phanxico nhắc cho chúng ta nhớ, giới trẻ chúng ta không chỉ là “tương lai mà còn là hiện tại của giáo hội, của toàn thể nhân loại.” Sức mạnh của giáo hội, tương lai của chúng ta nằm trong tay người trẻ chúng ta. Vì vậy, các Ngài khuyên chúng ta hãy “canh chừng” đừng để cho con người chúng ta thành xác chết, trở thành một cái xe ở nghĩa trang. Đừng để cho chúng ta trở thành xác tử khi còn quá trẻ. Ngài khuyến cáo chúng ta hãy canh chừng cỏ lùng, những thứ gieo rắc nơi học đường; những gương mù gương xấu, bệnh thành tích nhưng hãy sống can đảm làm chứng nhân của Đức Giê su giữa lòng thế giới, giữa môi trường đại học mà Thiên Chúa gửi chúng ta đến.
Cha nhấn mạnh, các bạn đến với môi trường đại học, một môi trường cao đẳng, một môi trường đầy danh lợi, đầy ánh sáng và bóng tối. Thì ai là thầy dạy của chúng ta? Ai là tôn sư của chúng ta? Làm sao chúng ta đạt được những điều mà Đức Thánh Cha Phanxico mong mỏi: “Hãy sống hết mình cho tuổi trẻ! Hãy dám nghĩ, hãy hành động và dám dấn thân. Đừng sợ! Đừng sống như những quan tài, những cái xe ở bãi nghĩa trang nữa.” Ngài mời gọi chúng ta hãy tự tin, hãy can đảm đi vào đời với tất cả nghị lực, sức trẻ của chúng ta.
Giới trẻ có thể làm được nhiều điều nhưng có thể cũng sai lầm rất nhiều. Bởi vì kinh nghiệm còn ít. Cho nên, dễ bị sập bẫy, dễ bị những ngẫu tượng biến mình trở thành đồ đệ của nó mà không hay biết gì. Vì vậy, để có thể đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha và Đức Tổng Giuse, người trẻ chúng ta hãy trở nên những đuốc sáng, trở nên những đèn soi, những ngọn lửa đốt cháy không gian lạnh lẽo, đốt cháy lòng người khô quạnh. Để có thể đạt được điều đó, chúng ta ý thức và thực hành ba điều quan trọng:
Điều thứ nhất: “Hãy đến với Chúa Giêsu, hỡi tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề.”
Tất cả chúng ta mang trong mình thân phận yếu đuối, những bệnh hoạn tật nguyền, những vấp ngã. Những lấy gánh nặng đó có thể là: gia đình, là những ước mơ hoài bão mà cha mẹ dòng tộc đặt để lên vai chúng ta, những khó khăn trắc trở của việc hội nhập vào môi trường mới, của việc tìm kiếm tài chính để có thể theo học, khó khăn trong việc tiếp nhận một mớ tri thức khác với tôn giáo, đúng hay sai, tốt hay xấu. Thậm chí những tri thức sai lạc. Cho nên Chúa Giesu mời gọi chúng ta hãy đến với Ngài “Hỡi tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” Cha Gioan nhấn mạnh cho các bạn sinh viên được biết là điều này rất quan trọng và chúng ta cố gắng đạt cho được. Trải qua một tuần sống vất vả chiến đấu, kiếm tiền học hành, vất vả lăn lội nơi chốn thành thị này. Vì thế, việc đến với Chúa Giesu để được nghỉ ngơi bồi dưỡng đó là thước đo đầu tiên để chúng ta có thể đi trọn hành trình năm tháng đại học của chúng ta.
Con người ta có giới hạn. Người có thông minh đến đâu cũng không thoát được nhưng mưu ma của những thứ quỷ, những vấp ngã, sai lầm đổ vỡ… Cho nên, việc đến với Chúa Giêsu để nghỉ ngơi bồi dưỡng trong Thánh lễ của ngày thứ sáu hàng tuần, trong thánh lễ Chúa nhật, trong các giờ cầu nguyện, sinh hoạt của các cộng đoàn thành viên và cộng đoàn chung là điều cần thiết, quan trọng. Vì tất cả những cái đó là giờ Chúa cho chúng ta nghỉ ngơi bồi dưỡng. “Không có sức không thể đi tiếp!” Chúng ta có thể lấy được sức mạnh nơi Chúa Giêsu để thầy của ta Đấng hứa ban cho ta sức mạnh của Ngài, cho ta được nghỉ ngơi bồi dưỡng để nhờ đó chúng ta nạp thêm năng lượng mà đi tiếp. Đến với Chúa Giêsu trong Lời Hằng Sống, trong Thánh Thể của Ngài, trong quyền năng của Thần Khí chúng ta được tái tạo bồi dưỡng, canh tân. Biển đổi và gia tăng sức mạnh mà tiếp tục làm việc cho Chúa giữa lòng thế giới, giữa lòng đô thị này. Đó là điều đầu tiên Chúa mời goị chúng ta.
Điều thứ hai: Không phải đến với Chúa mà thôi mà “hãy học cùng Tôi.”
Không có vị tôn sư nào mà được nhân loại sùng kính, yêu mến hay bị khinh miệt… như vị tôn sư vĩ đại Giêsu của chúng ta. Hãy đến mà học với Giêsu những bài học rất bình thường. Bài học của một người tôi đối với người Cha. Chúa Giêsu đã làm gương cho chúng ta trong tư cách là một người con đối với người cha: “Dành cầu nguyện với cha, thực thi thánh ý của cha, làm tất cả mọi sự cho vinh danh cha, đi tìm thánh ý Cha không tìm thánh ý của con..” Bài học của người con đối với cha. Bài học của một người đồ đệ đối với cha. Học với Giêsu để Giêsu dạy chúng ta cách thức sống với cha, dạy chúng ta sống với nhau, yêu thương người khác như chính mình. Hãy làm những điều tốt mà con mong đợi nơi những người mong đợi nơi con. Hãy hi sinh, hãy tha thứ, hãy quảng đại, hãy hiến dâng tất cả những gì con có cho những người thấp cổ bé mọn, cho những người xung quanh, những người mà con đang gặp gỡ hằng ngày. Hãy học với Giêsu bài học nhân ái đối với đồng loại, với người xung quanh con.
Đăc biệt, học với Giêsu bài học thứ ba đó là: “Bài học thực thi sứ mệnh lệnh truyền của cha.”
Hãy ra đi loan báo cho lương dân biết tin mừng của Thiên Chúa. Hãy dạy họ tất cả nhũng điều mà tin mừng truyền lại: “Hãy chữa lành bệnh tật, xua đuổi ma quỷ, công bố tin mừng.” Vì vậy, ba bài học căn bản; bài học sống với Chúa Cha, trong tình con thảo, bài học sống với anh em đồng loại, với cha mẹ, thực thi sứ mệnh mà Chúa Cha trao phó cho chúng ta trong môi trường đại học này. “Hãy rao giảng, bằng đời sống đạo đức, bằng gương sáng, đừng gian lận, đừng copy bài, cũng đừng học lơ mơ.” Nếu chúng ta thực hiện ba bài học này thì chúng ta bớt sai lầm vì có Giêsu ở với chúng ta.
Nơi học đường phần đông là những giáo dục mang tính chất nhồi sọ, có cả bài não Ki tô giáo trong đó. Một trong những kế hoạch của chủ nghĩa vô thần, đó là lấy hết thời gian đến với Chúa như cho lịch học thật nhiều, hay nhồi nhét thật nhiều, và đẩy những kiến thức niềm tin mà họ đón nhận từ nhỏ ra khỏi tâm trí. Họ chủ trương làm sao vào đại học là một người Ki tô giáo ra khỏi đại học là một người vô thần. Đó là chủ trương của trường học. Cho nên các con “hãy cẩn thận” vì rất nhiều sinh viên bước vào đại học đường lòng đầy nhiệt thành ra khỏi đại học bỏ Giáo Hội, bỏ quê hương, bỏ tôn giáo, thậm chí bỏ cả Thiên Chúa của mình. Đó là điều Chúa “khuyến cáo” và “cảnh tỉnh” chúng ta hôm nay. Cho nên trong ngày khai giảng này xin Chúa cho chúng ta ba điều:
Thứ nhất: Cho chúng ta thường xuyên đến với Chúa Giêsu để được Người nâng đỡ dìu bước và được người bổ dưỡng.
Thứ hai: Học với Giêsu từng bài học một trong từng lời giáo huấn của Ngài để sống với cha, sống với con người, sống với sứ mệnh mà Chúa Cha giao phó.
Thứ ba: Xin Chúa Giêsu ở với chúng ta, canh chừng chúng ta, đừng để người ta tẩy não chúng ta. Đừng để ai nhồi sọ chúng ta, đừng để biến chúng ta thành những người vô thần mà họ đã chủ chốt đào tạo một cách tinh vi để đẩy lùi Thiên Chúa ra khỏi con người và thay vào đó bằng một Thiên Chúa mới, do con người kiến tạo nên. Thiên Chúa đó có thể là tri thức, danh vọng, lạc thú, chức quyền..
Xin Chúa cho chúng con biết can đảm và canh chừng những điều có thể hủy diệt chúng con và giúp chúng con vững bước vì có Chúa ở cùng. Amen.
svconggiao.net