Trong niềm hân hoan và háo hức chờ ngày Chúa đến, chỉ còn 3 ngày nữa là Đại lễ Giáng Sinh đến rồi. Hôm nay trong ngôi đền thân thương của Thánh Giê-ra-đô mỗi anh chị em trong nhà tĩnh tâm mang một tâm tình đón chờ ngày Chúa đến, để rồi đón nhận Chúa vào cung lòng mỗi người và trao ban Giê-su đến với những người khác.
Trong bài tin mừng của Thánh Luca(Lc 1,39-45) Cha Gioan muốn nhắn nhủ mỗi người trong chúng ta như sau:
Mẹ Maria thật có phúc vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Chúa đã nói với Mẹ.
“Làm thế nào để được gọi là người có phúc?” để trả lời câu hỏi đó chúng ta hãy nhìn vào Mẹ Maria. Mẹ Maria có phúc vì đã tin những điều Thiên Chúa nói qua sứ thần. Vì tin Mẹ đã cưu trong mang Chúa Giê-su, đấng đầy ân phúc và nhờ đấng đầy ân phúc đó Mẹ trở thành người phụ nữ diễm phúc nhất trong các người phụ nữ. Người có phúc là vậy là người nghe Chúa nói, và thực hiện những điều Chúa nói, khi nghe và thực hiện những điều Chúa nói thì Chúa đã đến ở trong họ. Chúa đã thành hình thành dạ trong họ và Chúa đã trở thành nguồn vui nguồn phúc lạc cho họ. Chúng ta thấy hành trình lòng tin được bổ túc cho nhau rất hay. Khi sứ thần truyền tin cho Đức Mẹ thì sứ thần cũng nói chuyện của bà Ê-li-sa-bet để thuyết phục Đức Mẹ tin rằng điều mà Chúa nói thì sẽ thành sự, việc mà đưa bà Ê-li-sa-bet son sẻ ra đã mang thai được 6 tháng, một lần nữa sứ thần muốn nói với Mẹ, người chị của Mẹ đã già rồi vậy mà Chúa cũng làm cho bà mang thai được trong khi một người trẻ trung như Mẹ, vậy là Mẹ tin điều sứ thần nói. Và khi tin như vậy thì Mẹ lên đường đến với người chị họ mình già nua mang thai vất vả để trợ giúp. Và khi Mẹ đến nơi, khoảng thời gian này Mẹ mới mang thai thôi, nhưng bà Ê-li-sa-bet lại biết đây là thân mẫu Mẹ của Đấng Cứu Thế đến viếng thăm mình, điều mà bà Ê-li-sa-bet tuyên tin đó lại làm cho Mẹ xác tín hơn vào việc Chúa Giê-su đang ở trong cung lòng của Mẹ và niềm vui của người tin gặp gỡ nhau lại làm cho lòng tin của cả đôi bên được tràn đầy. Tin không chỉ là đón nhận những lời Thiên Chúa nói và tin còn ra đi để mang Chúa đến cho những người khác, khi đó niềm tin mới trọn vẹn. Tin Chúa chỉ giữ riêng Chúa cho mình chưa phải là người tốt. Tin Chúa mang lấy Chúa nơi mình, nhưng hãy trao ban Giê-su đừng giữ cho riêng mình., chia sẻ Chúa cho người khác Mẹ lại trở thành vĩ đại, tở thành người có phúc.
Mời đọc thêm: Không có gì mà Thiên Chúa không thể làm được
Noi gương Mẹ hãy tin tưởng nơi Chúa và đem Chúa đến với những người khác.
Những ngày qua chúng ta cố gắng tập luyện cho đại lễ Giáng Sinh, chúng ta làm những công việc đó là hãy trao ban Giê-su đừng giữ cho riêng mình để đem Chúa đến cho những anh em vùng sâu, vùng xa. Giống như thể chúng ta cùng với Mẹ lên đường đến thăm bà Ê-li-sa-bet. Ngày xưa Mẹ đi đường sá không như bây giờ, khó khăn hơn nhiều, bây giờ chúng ta cũng vậy noi gương Mẹ đi lên vùng dân tộc xa xôi hẻo lánh để thăm những người mà có thể nói là neo đơn, họ cũng gà nua, họ cũng ít có cơ hội tiếp xúc với Thiên Chúa. Và chắc chắn cuộc gặp gỡ giữa Mẹ và Bà Ê-li-sa-bet diễn ra thế nào thì cuộc gặp gỡ giữa chúng ta giữa những người vùng sâu vùng sa cũng là vậy. Niềm vui gặp gỡ niềm vui sự trao ban và sự đón nhận nó giao kết với nhau làm thành một niềm vui khôn tả. Niềm vui của đại lễ giáng sinh là niềm vui trao ban và là niêm vui lãnh nhận. Lãnh nhận để rồi ra đi trao ban đó là niềm vui của cả hai chiều kích. Giáng sinh năm nay là chờ mong Chúa đến với mình, Chúa đến với người khác, trong khi đợi mong Chúa đến chúng ta phải làm gì, chúng ta phải chuẩn bị, khi mình có sự chuẩn bị hướng tâm chờ Chúa đến thì đại lễ Giáng Sinh mang lại niềm vui, hoan lạc khi mình biết trao ban để rồi lãnh nhận. Và ngược lại nếu chúng ta không chuẩn bị gì cả thì niềm vui Giáng Sinh liệu rằng có ý nghĩa không?.
Tầm quan trọng của Thánh Lễ trong hành trình sa mạc.
Nhất là trong hành trình sa mạc, chúng ta tin rằng Thiên Chúa là Đấng chữa lành, Đấng ban bình an, Đấng giúp chúng ta thoát khỏi mọi âu lo phiền muộn, cho nên việc đón nhận lấy Chúa đó mới là cùng đích của việc chữa trị. Nếu đến đây chữa trị chỉ dùng những phương pháp của con người, mà không dựa vào quyền năng của Chúa thì việc chữa trị đó chả thành, chả bao giờ chữa trị được dứt khoát đâu. Bởi vì Thiên Chúa mới là đấng chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền.
Cho nên truyền thống nhà tĩnh tâm của chúng ta luôn luôn đặt trọng tâm vào Thánh Lễ. Thánh Lễ là lúc Chúa đến với mình là lúc chữa lành cho mình, là lúc Chúa trao ban bình an, hạnh phúc cho mình, là khi Chúa ban tặng những điều bình thường mà người ta không có được. Nhưng với điều kiện chúng ta phải ý thức, để chúng ta đón Chúa, ý thức rằng chúng ta khao khát Chúa đến trong cung lòng chúng ta. Và khi chúng ta đón Chúa chúng ta xin Chúa đến chữa trị những tổn thương đổ vỡ trong con người chúng ta, với tất cả nỗi niềm tin tưởng thì chắc chắn Chúa sẽ chữa lành, sẽ giải thoát cho chúng ta. Chúng ta xin Chúa cho chúng ta ý thức được điều này rõ hơn nữa. Để mỗi Thánh Lễ của chúng ta không trở thành thói quen tập quán, một nghi lễ. Nhưng là giờ hạnh phúc, giờ Thiên Chúa trao ban chính mình Ngài cho chúng ta, để Ngài đến ở với chúng ta. Không phải ở để ngồi nhìn chúng ta, nhưng là đến để chữa lành giải thoát chúng ta. Đó là điều Chúa muốn thực hiện và khi chúng ta ý thức. Khi chúng ta thao thức điều đó thì Ngài sẽ xuống thực hiện phép lạ chữa lành nơi con người chúng ta. Ngày nào chúng ta cũng cảm nhận được. Còn ngược lại nếu chúng ta không ý thức xem Chúa là tất cả, Chúa là Đấng chữa lành, không ý thức được giờ cao điểm Chúa đến với ta để nghênh đón Chúa, để đón rước Chúa xin Chúa chữa trị thì Thánh lễ trở thành sự nặng nề, trở nên sự nhàm chán, trở nên một nghi thức bên ngoài mà thôi.
Mời đọc thêm: Gương Tuyệt Vời Của Mẹ Maria
Xin Chúa Giê-su một lần nữa Đấng đã giáng sinh trong cung lòng của Mẹ và thường Giáng Sinh trong cung lòng mỗi người chúng con. Nhất là khi chúng con rước lấy Chúa một cách hữu hình, trong bí tích Thánh Thể cũng mà ban thêm lòng tin cho chúng con, để chúng con thực sự hạnh phúc khi được đón rước Chúa vào trong cõi lòng, trong tâm hồn, trong trái tim của mỗi người chúng con. Để Chúa trở thành niềm vui, niềm hoan lạc, niềm hạnh phúc thực sự của chúng con. Khi niềm vui niềm hoan lạc niềm hạnh phúc tràn đầy thì những đau khổ, những buồn tủi, những thất vọng sẽ bị đầy lui để nhường chỗ cho những tia sáng mới. Xin Chúa cho chúng con luôn cảm nhận được điều đó, để chúng con luôn luôn đón Chúa một cách ý thức với tất cả một lòng yêu mến, lòng khao khát. Amen.
Truyền thông sinh viên
Pet Hoán