Icon Collap
...
Trang chủ / Cội rễ sinh ra nhiều đau khổ

Cội rễ sinh ra nhiều đau khổ

 

Thế giới mà chúng ta sống đang phải đối mặt với biết bao đau khổ: đau khổ đến từ dịch bệnh, đau khổ đến từ nghèo đói và rất nhiều nguyên nhân khác nữa. Vậy đau khổ đến từ đâu? Hôm nay trong Thánh lễ tại Đền Thánh Giê-ra-đô. Cha Gioan Lưu Ngọc Quỳnh đã chỉa sẻ cho chúng ta về nội dung này qua chủ đề “Cội rễ sinh ra nhiều đau khổ”. Vậy cội rễ sinh ra nhiều đau khổ xuất phát từ đâu? Đó chính là tội “lạm quyền” hay nói cách khác là tội sử dụng quyền bính không đúng thánh ý của Thiên Chúa muốn.

Sử dụng quyền bính sai mục đích

Khi giải thích về nguồn gốc đau khổ, nhà  phật cho rằng có ba cái đưa đến đau khổ là: Tham lam, hận thù và ngu dốt mà người ta thường gọi nó với danh xưng là “ tham- sân –si”.  Nhưng ở đây chúng ta nhìn thấy cội rễ sinh ra nhiều đau khổ ở một khía cạnh khác. Đó chính là việc sử dụng quyền bính sai mục đích và lạm dụng nó để thực hiện điều mình muốn. Chứ không phải điều mà Thiên Chúa muốn đặt để.

Môi trường nào cũng vấp phải vấn đề này:

Chính vì lạm dụng quyền bính mà nhiều xung đột trong xã hội ngày càng trở nên gay gắt. Ai cũng muốn thống trị người khác, thế hệ này lên án thế hệ kia. Người ta thay nhau dùng quyền bính để đàn áp và thống trị người khác. Nước giàu dùng quyền lực kinh tế, chính trị để áp bức những nước nghèo. Chúng ta thấy rõ trong một cộng đoàn cũng vậy. Khi người ta sử dụng quyền bính để áp đặt, thống trị và muốn người khác làm theo điều mình muốn. Thì những xung đột tất yếu xảy ra.

Nhìn vào trong một gia đình cũng vậy, cũng vì sử dụng quyền bính theo kiểu trần thế. Cho nên gánh nặng chồng lên vai nhau. Người chồng sử dụng quyền bính sai làm cho người vợ mệt mỏi. Người vợ sử  dụng quyền bính sai làm cho người chồng mệt mỏi. Con cái sử dụng quyền bính sai làm cho bố mẹ căng thẳng.

Dừng lại và suy gẫm:

Chúng ta cần dừng lại để nhìn vào cuộc đời, gia đình và những môi trường chúng ta sống. Thì việc chúng ta sử dụng sai quyền bính nó đầy dẫy. Nó có thể xuất hiện rất nhiều nơi với nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ: Một nhà khoa học Chúa ban cho năng quyền về mặt trí tuệ. Thay vì phục vụ con người, đưa con người đến hòa bình, hạnh phúc  thì lại phục vụ cho việc  thống trị những vũ khí tối tân và nguy hiểm.

Hay một nhà di truyền học, nhà sinh vật học. Chúa ban cho khả năng khám phá về cấu trúc cơ thể giúp con người thăng tiến. Thì ngược lại họ lại sử dụng chuyên môn của mình để thực hiện những ý định thống trị nhân loại. Chúng ta cũng có thể nhìn vào ngay cả trong đời sống tu trì đạo đức.  Điều này đôi khi vẫn tái diễn.

Bài đọc thêm: Thế nào là yêu thật?

Việc sử dụng quyền bính sai mục đích quá lớn, quá nhiều, nhưng cái bi đát là không ai thấy đó là tội, không mấy ai đi xưng cái tội đó. Hôm nay, Chúa muốn nhắc cho ta cái tội này để giúp chúng ta ý thức Chúa trao cho chúng ta cái năng quyền đó với mục đích cao cả hơn đó là: Quyền bính dùng để phục vụ hiến dâng.

cội rễ của nhiều đau khổ

Quyền bính để phục vụ và hiến dâng.

Trong Tin mừng Ngài đã từng nói “Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người”. Chính vì thế để có thể phục vụ người khác có hiệu quả thì phải chấp nhận thua thiệt. Cho nên Chúa mới dùng hai chữ “hiến dâng”.

Thiên Chúa luôn đặt để chúng ta vào những vị trí khác nhau. Giữ những vai trò trong một tổ chức, cộng đoàn. Bởi vậy chúng ta cần ý thức, Chúa trao cho chúng ta quyền bính để hiến thân, phục vụ cho anh em mình. Thủ lãnh nào sử dụng quyền bính, vai trò để áp bức, thống trị và trả thù thì hậu quả xảy đến không phải chỉ cho cộng đoàn mà còn cho chính mình nữa.

Từ nhỏ đến lớn, chúng ta trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Chúng ta lạm dụng quyền bính sai mà không xưng tội nên đau khổ cứ chồng chất lên nhau. Người này sử dụng quyền bính sai chất chồng lên người kia, người kia nhập lại dữ kiện và lại sử dụng quyền đó. Cứ như vậy, cái vòng luẩn quẩn do chính con người gây ra, bởi không sử dụng quyền bính đúng như Chúa Giê-Su mong đợi nơi chúng ta.

Mẫu gương sử dụng quyền bính

Chúng ta hãy hướng nhìn lên Chúa Giê-su là Đấng đã nêu gương cho mỗi người chúng ta khi Ngài đến để phục vụ và hiến dâng. Chúng ta cần mở rộng con mắt tâm hồn, để thấy được việc Ngài dạy chúng ta sử dụng quyền bính cho có hiệu quả. Điều này, Ngài đã thực hiện trong chính con người và cuộc đời của Ngài. Đặc biệt hơn khi Ngài tự hiến chính bản thân Ngài trên thập giá.

Chúng ta cũng xin Chúa  giúp chúng ta nhớ lại những ngôn sứ như ngôn sứ Giê-rê-mi-a. Những con người đã hết lòng phục vụ con người và phục vụ Thiên Chúa. Những cái giá phải trả quá đắt, nhưng các Ngài vẫn kiên trung đến cùng.  Các Ngài đã thực hiện đúng điều Chúa dạy, được sai đến để hiến dâng và phục vụ. Chứ không phải áp đặt, thống trị và bắt người khác làm theo ý mình.

Cầu nguyện

Xin Chúa Giê-su thương đến những nhà cầm quyền trong các quốc gia, kể cả các Đấng trong Hội Thánh. Cho họ hiểu được ý nghĩa và bổn phận thực thi quyền bính của mình theo cách mà Thiên Chúa hướng dẫn. Nhờ đó nhân loại sớm được bình an, con người được sống công bằng, chan hòa và hạnh phúc hơn.

Bài đọc thêm: Làm sao cho con tôi được siêu thoát.

                                                                                        Anna Bảo Minh

Truyền thông Sinh viên Công giáo

 

 

 

 

Bình luận